Suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Tình trạng này ở t.rẻ e.m thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng t.uổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.

1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin,… gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng về nhiều mặt trong tương lai tương lai, đặc biệt cần lưu ý với đối tượng t.rẻ e.m trong giai đoạn từ 6-24 tháng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm phát triển, hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Nếu quá trình thiếu hụt chất dinh dưỡng kéo dài, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề nặng hơn như chậm phát triển trí thông minh, sức đề kháng yếu, khả năng giao tiếp kém hay thường mắc những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.

Cần lưu ý với đối tượng t.rẻ e.m trong giai đoạn phát triển.

Ở người trưởng thành, tình trạng này thường xuất hiện do một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết như chứng biếng ăn, các bệnh mãn tính cần kiêng cữ nhiều loại thực phẩm.

Có nhiều lý do khác có thể xảy ra gây suy dinh dưỡng trong đó có thể là:

Bữa ăn nghèo nàn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.

Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém do các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Trong sinh hoạt thường ngày, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm sớm (trước 4 tháng t.uổi).

Thức ăn không hợp khẩu vị hợp hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý n.hiễm t.rùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) phải sử dụng thuốc có hiệu quả diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.

Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn.

Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc mẹ cho bé ăn dặm quá sớm.

2. Dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng

– Ở người lớn, suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện lâm sàng như sau:

Tình trạng mệt mỏi xảy ra thường xuyên, giảm vận động thể lực.

Giảm ham muốn t.ình d.ục.

Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh lý n.hiễm t.rùng.

Cơ teo tóp, trọng lượng cơ thể giảm.

Vết thương lâu lành.

Khả năng sinh sản kém.

Với những trường hợp bệnh diễn biến trong khoảng thời gian dài, các biểu hiện sau có thể xuất hiện: Da khô, xanh xao và nhợt nhạt; Dễ rụng tóc; Khuôn mặt gầy thóp, không có sức sống. Các biểu hiện bệnh lý như suy tim, suy gan hay suy hô hấp kéo dài…

– Ở t.rẻ e.m, biểu hiện có thể bao gồm những nguyên nhân như: cân nặng không tăng trưởng như mức dự kiến. Hoặc tụt giảm từ 5-10% hoặc hơn so với trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3-6 tháng.

Phát sinh những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

3. Suy dinh dưỡng có lây không?

Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống, là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và các hợp chất thiếu yếu cho sự phát triển của cơ thể nên không phải là bệnh lây nhiễm, do đó suy dinh dưỡng không thể lây.

4. Phòng ngừa suy dinh dưỡng

Cần đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

Có nhiều cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng hiệu quả. Cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở cả t.rẻ e.m và người lớn là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cần bổ sung nhiều trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm:

Ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Ăn nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây.

Sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa.

Ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Ngoài ra, cần thực hiện nguyên tắc:

Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh: Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng t.uổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như bột, đường, đạm béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh trẻ các bệnh đường ruột như giun, sán.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ, chỉ dùng kháng sinh đủ liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong thời gian bệnh và sau để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. Tiêm chủng và tẩy giun định kỳ.

Thay đổi thực đơn thường xuyên, kích thích sự thèm ăn và ngon miệng.

Điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.

Nếu gặp các vấn đề về tâm lý, hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục các tình trạng rối loạn ăn uống hay rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh.

5. Cách điều trị suy dinh dưỡng

Để điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả, cần điều trị dứt điểm các triệu chứng cũng như tìm được các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân đang gây ra bệnh suy dinh dưỡng t.rẻ e.m và mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất. Chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm của trẻ, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với người lớn t.uổi, các bác sĩ cũng thường đưa ra một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như protein, lipid, vitamin và chất khoáng. Đồng thời có kế hoạch chăm sóc đặc biệt tùy vào từng trường hợp cụ thể. Quá trình theo dõi và đ.ánh giá hiệu quả điều trị cũng cần được thực hiện thường xuyên, từ đó xác định được thời gian chuyển từ hỗ trợ ăn uống nhân tạo qua ăn uống bình thường với các bệnh nhân nặng.

Nguyên tắc điều trị suy dinh dưỡng thường là:

– Chế độ ăn uống: bệnh nhân sẽ nhận được các lời khuyên về một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Một chế độ ăn đúng phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đầy đủ các nhóm chất bao gồm protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. Nếu không bổ sung được bằng cách ăn uống thông thường có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống.

– Lên kế hoạch chăm sóc: Kế hoạch được lập ra với các mục tiêu và cách thức thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc không thể ăn nhai bằng đường miệng sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt hơn.

– Theo dõi, đ.ánh giá: Người bệnh cần được giám sát thường xuyên, kiểm tra cân nặng và các chỉ số nhân trắc học để đ.ánh giá hiệu quả điều trị. Nhờ đó, giúp xác định được thời điểm phù hợp chuyển từ hỗ trợ ăn uống nhân tạo sang ăn uống bình thường, giúp giảm gánh nặng chăm sóc các bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng.

Top 10 thực phẩm giàu protein tốt cho người ít vận động

Kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu protein vào bữa ăn có thể giúp những người có lối sống ít vận động đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe cơ bắp.

Protein là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng và việc tiêu thụ nó rất quan trọng cho việc sửa chữa cơ bắp, sản xuất hormone và chức năng miễn dịch.

Trong lối sống ít vận động ngày nay, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo protein là rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Nên hấp thụ đủ lượng protein để duy trì mức năng lượng suốt cả ngày, giúp cơ thể tăng trưởng, phát triển và phục hồi. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất đạm có thể dẫn đến tác dụng phụ, gây khó chịu về tiêu hóa và cũng có thể gây căng thẳng cho thận, đặc biệt ở những người đã mắc bệnh thận từ trước.

Bạn nên tiêu thụ protein theo hướng dẫn chế độ ăn uống được khuyến nghị và chia nhỏ lượng protein ăn vào trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tối ưu. Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein mà những người ít vận động nên ăn để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe cơ bắp và sức khỏe tổng thể.

Thịt gà không da, không xương

Thịt gà nạc là nguồn cung cấp protein dồi dào. Nó tự hào có hàm lượng protein chất lượng cao trong khi tương đối ít chất béo, khiến nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời.

Cá không chỉ giàu protein mà cá còn cung cấp các axit béo omega-3 thiết yếu rất quan trọng cho sức khỏe của tim và não. Hãy chọn các loại như cá hồi, cá ngừ hoặc cá thu để tăng lượng protein nạp vào đồng thời thu được lợi ích từ chất béo lành mạnh.

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, chứa tất cả các axit amin thiết yếu.

Phô mai

Nó ít chất béo và giàu protein, khiến nó trở thành một lựa chọn bổ dưỡng và no lâu cho những người ít vận động muốn đáp ứng nhu cầu protein của họ.

Đậu lăng

Là nguồn giàu protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhau từ thực vật, đậu lăng là lựa chọn hoàn hảo cho những người đang tìm kiếm các lựa chọn ăn chay hoặc thuần chay. Kết hợp đậu lăng vào súp, món hầm hoặc salad để có một bữa ăn ngon miệng và giàu protein.

Đậu

Cho dù là đậu đen, đậu tây, đậu xanh… đều là nguồn protein tuyệt vời cho lối sống ít vận động. Chúng cũng giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng bền vững.

Đậu phụ

Được làm từ đậu nành, đậu phụ là một loại protein hoàn chỉnh và là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn chay và thuần chay. Tính linh hoạt của nó cho phép sử dụng trong nhiều ứng dụng ẩm thực khác nhau, khiến nó trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho các món xào, salad hoặc bánh mì sandwich.

Các loại hạt

Hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt chia và hạt đều là những lựa chọn giàu dinh dưỡng, giàu protein và chất béo lành mạnh. Ăn nhẹ với một số loại hạt hoặc rắc hạt lên sữa chua hoặc bột yến mạch để tăng lượng protein trong suốt cả ngày.

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp thơm ngon và giàu protein, canxi và men vi sinh. Chọn các loại đơn giản, không đường để tránh thêm đường và thưởng thức nó như một món ăn nhẹ hoặc làm nền cho sinh tố và nước chấm.

Hạt diêm mạch

Là một nguồn protein hoàn chỉnh, hạt diêm mạch chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu, khiến nó trở thành loại ngũ cốc lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm các lựa chọn protein từ thực vật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *