Suy nghĩ sai lầm khiến nhiều người dễ mắc bệnh dại

Nhiều người nghĩ rằng khi bị chó, mèo cào, cắn thì không cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại nếu con chó, mèo đó đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Nhưng điều này là sai lầm.

Bệnh dại là một loại virus không thể chữa khỏi, chúng tấn công vào não, tủy sống của động vật có vú. Ảnh: nolancountyhealth.

Trong một lần tham gia buổi truyền thông trực tiếp về phòng, chống bệnh dại, bà H.T.H. (thôn 6C, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc) có một câu hỏi gửi đến báo cáo viên: Khi bị chó, mèo cắn nếu con chó, mèo này đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại thì người bị cắn có cần phải tiêm vaccine phòng bệnh dại hay không? Vì cách đây không lâu, bà H. bị chó hàng xóm cắn nhưng vì bà H. biết con chó này đã được tiêm phòng bệnh dại nên bà không đi tiêm.

Lý giải cho câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc, cho biết trên thế giới đã từng phát hiện chó tiêm phòng vẫn t.ử v.ong do dại và chưa có nghiên cứu nào khẳng định chó, mèo đã tiêm phòng thì người bị cắn, cào sẽ không mắc bệnh dại.

Mặc dù vaccine tiêm cho chó, mèo giúp giảm tỷ lệ dại trên vật nuôi, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu 100% con vật đã tiêm phòng sẽ không mắc bệnh dại.

Hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc nhiều vào yếu tố chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm, tiêm có đúng phác đồ và có tiêm nhắc lại mỗi năm hay không. Vì vậy, khi chó cắn, mèo cào người dân cần sơ cứu tại chỗ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hướng dẫn tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa KSBT/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc, giải đáp thắc mắc của người dân về tiêm vaccine phòng bệnh dại trong một buổi truyền thông phòng, chống bệnh dại tại cộng đồng.

Bệnh dại có quá trình ủ bệnh rất phức tạp, có thể chỉ trong vòng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trên 1 năm, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí vết cắn của động vật. Điều này dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, khó theo dõi và điều trị sau khi bị chó mèo cào, cắn.

Trong các trường hợp vết cắn nặng, nhiều vết cắn hoặc vết cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương, như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận s.inh d.ục …thì virus dại phát tán rất nhanh. Nếu không được xử trí vết thương đúng cách, tiêm huyết thanh và vaccine kịp thời, người bị chó, mèo cào, cắn sẽ t.ử v.ong trong thời gian ngắn. 100% người lên cơn dại sẽ t.ử v.ong.

Do đó, khi bị chó, mèo cào, cắn mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45-70%, rượu mạnh hoặc cồn iod …để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

Sau đó, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đ.ánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh theo từng trường hợp, tình trạng và số lượng vết cắn, vị trí bị cắn. Đặc biệt lưu ý, khi tiêm vaccine phòng dại, cần loại bỏ suy nghĩ tiêm một mũi rồi thôi. Nhiều trường hợp đã t.ử v.ong do tiêm không đủ liều.

Theo hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ Y tế ban hành, việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại và tiêm nhắc lại theo định kỳ được khuyến cáo cho cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus dại, người làm nghề g.iết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

Việc tiêm phòng trước khi bị động vật nghi dại cào, cắn, liếm vừa giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong do dại vừa giúp giảm số mũi tiêm nếu không may bị phơi nhiễm.

Hiện, Việt Nam đang có 2 loại vaccine phòng dại gồm Verorab (Pháp) và vaccine Abhayrab (Ấn Độ).

Cũng theo bác sĩ Quý, nhiều người mang tâm lý lo ngại tác dụng phụ của vaccine phòng dại. Song đó là vấn đề của vaccine thế hệ cũ. Verorab và Abhayrab được sản xuất theo công nghệ mới, không chứa các tế bào thần kinh nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.

Vaccine thế hệ mới cũng không chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu bị chó mèo cắn, phác đồ của người chưa từng tiêm vaccine bao gồm 5 mũi.

Trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm huyết thanh kháng dại. Trường hợp chủ động phòng ngừa, mọi người chỉ cần tiêm 3 mũi vaccine đã có miễn dịch với bệnh. Nếu bị chó mèo cắn sau tiêm, dù vết thương nặng, mọi người chỉ cần tiêm ngừa thêm 2 mũi, không cần dùng huyết thanh kháng dại.

Hai người t.ử v.ong vì bệnh dại

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và địa phương vào cuộc rốt ráo để phòng chống bệnh dại sau khi có 2 người t.ử v.ong.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại 2 huyện Thạch Thành và Như Xuân làm 2 người t.ử v.ong. Theo đó bệnh nhân H.T.L. (SN 1960, trú tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân) và bệnh nhân B.T.T (SN 1980, trú tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước. Hiện huyện Thạch Thành và Như Xuân tiêm phòng dại đạt 100%, trên toàn tỉnh đạt trên 80%. Huyện Thạch Thành đã công bố hết dịch.

Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc các sở NN&PTNT, Y tế, TT&TT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định của Luật Thú y, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả. Vận động người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh dại…

Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vaccine dại đợt 2 năm 2023, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu công tác phòng chống dịch; đặc biệt là các huyện có tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại đạt tỷ lệ thấp như: Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…

Chỉ đạo hệ thống y tế chuẩn bị vaccine, huyết thanh kháng dại để phục vụ tiêm phòng, điều trị dự phòng đảm bảo nhu cầu của người dân. Phải đảm bảo việc tiếp cận vaccine phòng bệnh dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời…

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam – Cục Thú y, tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng. Từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *