Suýt c.hết vì bị rắn hổ mang chúa cắn

Người đàn ông 43 t.uổi, bắt con rắn hổ mang chúa nặng khoảng 1 kg và bị nó cắn vào tay, nhập viện trong tình trạng liệt cơ hô hấp và rối loạn nhịp tim nặng.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ngày 6/10 cho biết con rắn cắn vào mu bàn tay và ngón tay trỏ người đàn ông, vết cắn nhỏ, không đau và chảy ít m.áu. Người này đ.ập c.hết con rắn, sau đó tự garo cánh tay trái, mang theo xác rắn đến Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai sơ cứu. Các bác sĩ xác định đây là loài rắn hổ mang chúa, cực độc, nặng 1 kg. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu.

Khi vào viện, người bệnh xuất hiện tình trạng sụp mi, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế, ứ đọng đờm rãi, sau đó liệt cơ hô hấp rất nhanh và rối loạn nhịp tim rất nặng. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng các loại dịch truyền, thuốc vận mạch, kháng sinh, phòng uốn ván. May mắn sau ba ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, cai được máy thở, sức khỏe ổn định.

Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m.

Khi rắn hổ mang chúa cắn người, nọc độc tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Thông thường, nọc độc rắn hổ mang chúa có thể g.iết c.hết người chỉ sau 30 phút.

Con rắn hổ mang chúa được bệnh nhân đ.ập c.hết mang theo đến bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Lê Duy Đạo điều trị cho bệnh nhân, khuyến cáo khi bị rắn cắn, cần băng ép vùng chi bị rắn cắn bằng băng vải hoặc băng tự tạo từ quần áo. Băng tương đối chặt nhưng vẫn sờ thấy mạch đ.ập. Sau đó bất động tay chân bị rắn cắn bằng nẹp cứng (miếng gỗ, tre, bìa cứng…), để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở tay hoặc chân thì để thõng, không tự đi lại hoặc vận động.

Nạn nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, kể cả khi vết cắn không đau, không c.hảy m.áu. Tuyệt đối không mất thời gian lấy lá thuốc, dùng hòn đá chữa rắn cắn, chích rạch, gây điện giật, chữa bằng mẹo… Không nên cố bắt hoặc g.iết c.on rắn, thay vào đó cần ghi nhớ hình dạng, màu sắc rắn hoặc chụp ảnh để bác sĩ nhận dạng loài rắn dễ dàng hơn, dùng huyết thanh và điều trị phù hợp.

Trên đường đến cơ sở y tế, nếu nạn nhân bị suy hô hấp cần được hô hấp nhân tạo bằng cách thổi ngạt hoặc phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng…

Tránh trêu chọc, bắt rắn, sờ vào miệng rắn kể cả rắn c.hết hay đầu rắn đã cắt rời. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Không để t.rẻ e.m chơi gần khu vực có rắn. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm…

Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau ba ngày điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trại rắn Đồng Tâm mỗi năm chữa trị trên 1.000 ca rắn cắn

Mỗi năm Khoa Điều trị rắn cắn thuộc Trại rắn Đồng Tâm (T.iền Giang) tiếp nhận và chữa trị cho trên 1.000 ca rắn cắn.

Tại Khoa Điều trị rắn cắn của Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu – Cục Hậu cần Quân khu 9 (hay còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm) mỗi năm tiếp nhận và chữa trị trên 1.000 ca rắn cắn, cá biệt có năm số người bị rắn cắn đến chữa trị tại trung tâm lên đến 1.800 ca.

Trong đó có khoảng 70% là rắn độc cắn. Đa số các nạn nhân bị rắn cắn đến từ nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như: T.iền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, … Nhiều nhất là người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, trung bình mỗi năm chiếm từ 650-700 ca.

Thiếu tá, bác sĩ Lê Văn Tâm – Phó chủ nhiệm Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm tận tình chữa trị cho bệnh nhân bị rắn cắn. Ảnh: ĐH

Thiếu tá, bác sĩ Lê Văn Tâm – Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm cho biết, vào mùa mưa rắn xuất hiện nhiều ở các tỉnh ĐBSCL. Và đây là nguyên nhân chủ yếu khiến số người bị rắn cắn vùng này gia tăng mạnh vào thời điểm này. Đặc biệt nếu bị các loại rắn độc như: Rắn hổ mang, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong, rắn cạp nia, hổ lửa cắn nếu không được đưa đi cấp cứu, chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến t.ử v.ong.

Theo bác sĩ Tâm, điểm cốt yếu trong việc điều trị rắn cắn là phải xác định được loại rắn nào cắn để chữa trị kịp thời bằng huyết thanh kháng nọc rắn đó và khả năng chữa khỏi là hoàn toàn.

Theo đó, mỗi năm vào mùa mưa Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận và điều trị khoảng 600 – 700 ca. Các nạn nhân bị rắn cắn được đưa đến cơ sở kịp thời và được điều trị bằng thuốc kháng huyết thanh kháng nọc rắn nên hầu hết các trường hợp bị rắn cắn đều được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe, không có trường hợp t.ử v.ong.


Trại rắn Đồng Tâm nơi nuôi và bảo tồn nhiều loài rắn. Ảnh: ĐH

“Để đề phòng rắn độc cắn, bà con nên hạn chế đi đến những nơi có cây, cỏ rậm rạp. Nếu cần thiết đến những nơi đó thì nên phải có dụng cụ bảo hộ và khi đi cần dùng gậy để xua đuổi rắn. Không bắt rắn nếu không biết rắn đó là loại rắn gì và tuyệt đối không được bắt rắn nếu biết đó là rắn độc..” – bác sĩ Tâm khuyến cáo.

Bác sĩ Tâm cũng khuyến cáo trường hợp người dân bị rắn cắn thì nên hết sức bình tĩnh chú ý xem đó là loại rắn gì. Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí bước đầu vết cắn, và nhanh chóng đến cơ sở y tế điều trị rắn cắn để được chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không nên đắp vào vết cắn bất cứ loại lá cây hay cỏ dại vì rất có thể dễ dẫn đến bị n.hiễm t.rùng và làm mất thêm thời gian để được cấp cứu.

Trường hợp người dân sau khi bị rắn cắn nếu đ.ập c.hết được con rắn đó thì nên mang xác con rắn đến cơ sở y tế để giúp các bác sĩ biết chính xác đó là loại rắn gì để dùng kháng huyết thanh kháng nọc rắn đó điều trị.


Nhiều loại rắn được nuôi tại Trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: ĐH

Ngoài chữa trị rắn cắn, Trại rắn Đồng Tâm còn được biết đến là “bảo tàng” rắn đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây nuôi và bảo tồn nhiều chủng loại rắn khác nhau: rắn lục, rắn hổ, cạp nong (mai gầm), cạp nia (mai bạc),…Trong đó bảo tồn 2 loài rắn: Rắn hổ mang đất và hổ mang chúa là những loại rắn độc được xếp trong sách đỏ Việt Nam.

Ở đây, việc nuôi và bảo tồn các loài rắn còn nhằm mục đích là nuôi rắn lấy nọc cung cấp cho Viện vắc- xin và sinh phẩm Y tế (thuộc Bộ Y tế, cơ sở đóng tại Nha Trang) sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn điều trị rắn cắn. Mỗi lần lấy nọc rắn chỉ từ 1-2 giọt nọc/con.

Với 10g (gam) nọc rắn có thể điều chiết một lượng huyết thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nước mỗi năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *