Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và t.rẻ e.m.
Khói t.huốc l.á có tác hại đến người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ có thai và t.rẻ e.m. (Ảnh minh họa)
Hỏi: Ở những nơi công cộng việc hút t.huốc l.á vẫn ra phổ biến. Những người không hút như tôi mà hít phải khói t.huốc l.á thụ động sẽ ảnh hưởng như thế nào thưa bác sĩ?
Nguyễn Thu Uyên (Chương Mỹ, Hà Nội)
Trả lời:
Hút t.huốc l.á thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra.
Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại. Hút t.huốc l.á thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên từ 20-30% so với những người không hút thuốc; hút t.huốc l.á thụ động cũng là một nguyên nhân làm tăng 25 – 30% nguy cơ mắc bệnh và c.hết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ.
Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Ở t.rẻ e.m, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, giảm trí thông minh, khóc quấy, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi, chức năng tâm thần vận động, giảm chiều cao và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác, làm nặng thêm các triệu chứng hen. Hút t.huốc l.á thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ.
Khói t.huốc l.á có tác hại đến người xung quanh nên người hút thuốc cần lưu ý. Luật Phòng, chống tác hại t.huốc l.á không cấm người hút, nhưng chỉ được hút đúng nơi quy định. Không hút thuốc trong bệnh viện, trường học, trong xe buýt, không hút gần người già, t.rẻ e.m, phụ nữ có thai… Đó là biểu hiện của sự văn minh lịch sự, tôn trọng mình và người khác.
Khi đi đến nơi công cộng, nếu thấy có người hút ở nơi bị cấm thì mọi người nên mạnh dạn nhắc nhở họ tắt thuốc để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con bạn. Nếu bạn không thể nhắc thì nhờ người có thẩm quyền nhắc nhở.
Đang giao mùa các mẹ chú ý: Từ bị cảm dễ thành viêm tai giữa
Trẻ dễ bị cảm khi thời tiết giao mùa như hiện nay. Mẹ nên chú ý các triệu chứng của con để không bị biến chứng thành viêm tai giữa.
Từ bị cảm dễ thành viêm tai giữa
Hiện tại đang là thời điểm giao mùa hè thu, nhiệt độ thay đổi, sức đề kháng của bé còn yếu nên với môi trường này rất dễ bị cảm lạnh. Và nếu mẹ không để ý thì ban đầu chỉ là cảm thông thường, sau sẽ chuyển nặng và có thể khiến bé bị viêm tai giữa. Vì sao vậy?
Phần lớn các trường hợp viêm tai giữa là do người lớn lau mũi không đúng cách khi trẻ bị cảm lạnh. Ví dụ, khi mẹ lau mũi, mẹ thường yêu cầu trẻ xì mũi ra. Tuy nhiên việc này sẽ khiến áp lực trong lỗ mũi tăng lên, luồng không khí đi ra sau tai, đồng thời mang theo tất cả vi khuẩn và vi rút trong mũi đến khoang tai giữa. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa.
Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ khi bị cảm
Lau mũi đúng cách
Cách lau mũi đúng là mẹ nhẹ nhàng dùng tay lau sạch hết mũi ở bên này rồi mới lau lỗ mũi còn lại. Ngoài ra, bố mẹ nên dặn bé tự lau mũi nhẹ nhàng, không dùng sức quá mạnh.
Giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà
Các mẹ muốn phòng bệnh viêm tai giữa cho con cũng cần giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà, người lớn không được hút t.huốc l.á trước mặt trẻ.
Theo số liệu, trẻ sơ sinh trong các gia đình có người hút t.huốc l.á dễ bị viêm tai giữa hơn do chất nicotin trong t.huốc l.á đi vào khoang tai giữa từ khoang mũi và kích thích màng trong của khoang tai giữa.
Chú ý khi tắm bé
Để bảo vệ tai cho bé và tránh cho nước bẩn chảy vào hốc tai, đặc biệt khi tắm các mẹ nên chú ý bảo vệ tai cho bé, nếu không vi khuẩn trong nước bẩn có thể gây viêm tai và gây viêm tai giữa.
Giữ bé tránh xa nguồn bệnh
Vì cảm lạnh là cơ hội cho bệnh viêm tai giữa nên để tránh cho bé, cha mẹ có thể cố gắng giảm thiểu khả năng bị cảm lạnh bằng cách tránh xa những người có sức khỏe không tốt, cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau và hoa quả để tăng cường đề kháng.
Cảnh giác với các triệu chứng
Bệnh viêm tai giữa không dễ phát hiện, cha mẹ cần quan sát các triệu chứng của con nhiều hơn như thấy bé hay ngoáy đầu, dùng tay chạm vào tai hay có mủ trong tai phải đưa con đi khám ngay.