Theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, lạm dụng điều này sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Cha mẹ ở Trung Quốc bị ám ảnh về công dụng của truyền dịch đến nỗi con họ chỉ cần cảm lạnh, sốt hay tiêu chảy là họ đưa đi truyền. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là truyền dịch tác dụng nhanh hơn uống thuốc.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, nhiều trường hợp t.hiệt m.ạng do truyền dịch. Truyền dịch thường xuyên cho t.rẻ e.m có thể gây ra nguy hiểm.
T.rẻ e.m truyền dịch thường xuyên có đề kháng thấp
Khi trẻ bị những bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, sốt, nếu cha mẹ vội vàng cho con truyền với quan niệm nhanh khỏi, thì nghĩa là họ đang làm giảm sức đề kháng của con. Vì thế, khi bị những chứng bệnh thông thường như trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ không còn hoạt động tốt nữa mà phụ thuộc truyền dịch nếu không sẽ rất khó khỏi.
Năm 2010, một thống kế cho thấy trung bình mỗi người Trung Quốc dùng 8 chai dịch truyền/năm, cao hơn so với mức trung bình quốc tế là 2,5 đến 3,3 chai. Nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy 70% truyền dịch là không cần thiết.
Miễn dịch là “bác sĩ” tốt nhất để trị bệnh cho con
Miễn dịch là hệ thống phòng thủ của cơ thể, chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn chúng sẽ t.iêu d.iệt được các vi khuẩn, virus và làm giảm bệnh tật đồng thời giúp cơ thể tự chống chọi với các bệnh thông thường như sốt, ho, cảm lạnh… mà không cần đến thuốc.
Làm thế nào để cải thiện miễn dịch cho con
Bổ sung kẽm và selen để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào miễn dịch.
Kẽm và selen là các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể con người, thành phần quan trọng của tế bào miễn dịch ở người và quyết định phần lớn khả năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm có trong nhiều các thực phẩm như sữa mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, trứng, thịt, gan, bơ, lạc, hải sản… Các thực phẩm chứa nhiều selen là sữa mẹ, sữa, rau xanh, rau bina, bông cải xanh, cải bắp, dầu thực vật…
Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi bác sĩ dinh dưỡng liều lượng bổ sung kẽm và selen phù hợp với con, bởi nếu thừa hai chất này sẽ nguy hại tới sức khỏe.
Duy trì tập thể dục đúng cách
Tập thể dục cũng là cách để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của bé. Bạn có thể cho con chơi một số môn thể thao như chạy, chơi bóng, bơi lội…
Theo VTC
Sử dụng thuốc an toàn khi trẻ bị sốt xuất huyết
Mùa dịch sốt xuất huyết, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho con, cũng không ít phụ huynh gọi dược sĩ đến nhà truyền dịch. Những sai lầm này có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây tai biến.
Hạ sốt đúng cách
Khi trẻ sốt, cha mẹ cần hạ sốt đúng cách, tránh hạ sốt dồn dập
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C trong 2-7 ngày, nhức mỏi mình mẩy, đau sau hốc mắt, đau đầu dữ dội. Trẻ sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt chứa hoạt chất kháng viêm không steroid có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông m.áu. Uống các loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trong cơ thể trẻ nghiêm trọng hơn, có thể gây xuất huyết (dưới da, dạ dày, nội tạng) và toan m.áu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc hoặc hỏi dược sĩ để tránh dùng nhầm.
Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Liều đúng là 10-15mg paracetamol/1kg cân nặng, ví dụ trẻ 10-15kg uống 1 gói Hapacol hàm lượng 150mg paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ, tức là khoảng 4-6 tiếng mới cho trẻ uống hạ sốt một lần, tối đa 4-5 lần mỗi ngày.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều phụ huynh coi kháng sinh chữa được cả sốt xuất huyết. Song trên thực tế, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Bệnh do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong một số ít trường hợp, ví dụ như trẻ vừa sốt xuất huyết vừa mắc thêm một bệnh n.hiễm t.rùng khác (viêm amidan, viêm phế quản…). Và nếu dùng, cũng cần tránh các loại kháng sinh gây giảm tiểu cầu, hại gan, hại thận.
Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh, trẻ có vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc (tiêu chảy, phát ban, sốc…) khiến việc chữa trị phức tạp hơn nhiều.
Không tự ý truyền dịch tại nhà
Trẻ sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi. Nhiều cha mẹ thường truyền nước cho trẻ. Việc này có thể khiến trẻ sốt xuất huyết t.ử v.ong. Truyền dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con truyền dịch tại nhà hoặc phòng khám chưa được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Nên đến các cơ sở y tế lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Khi trẻ sốt cao, nên bù dịch sớm bằng đường uống như nước sôi để nguội, dung dịch oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng pha muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, pha nhiều hay ít nước hơn so với khuyến cáo đều gây hại. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không kiêng tắm rửa…
Theo anninhthudo