Tác dụng của dứa giúp bạn giảm cân

Với lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ, dứa có tác dụng trong việc giảm cân và chống lại tích tụ chất béo trong cơ thể.

Theo Y học cổ truyền, dứa có vị chua ngọt nên dùng để giải khát, giúp tiêu hoá, nhuận tràng… Vì vậy, loại quả này có thể giúp cải thiện sức khỏe ở người bị sốt cao, thiếu nước, say nắng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sỏi đường tiết niệu.

Với lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ, dứa còn có tác dụng trong việc giảm cân và chống lại tích tụ chất béo trong cơ thể. Mặt khác, ăn dứa sẽ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chính chất xơ có trong dứa sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

Chất xơ có trong dứa sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Ảnh: Thanh Chân

Bên cạnh đó, việc nấu các món cá, món xào với dứa có thể giúp các món ăn nhanh mềm, dễ tiêu. Khi ăn cùng những thực phẩm khác, dứa cũng giúp cơ thể hấp thu đạm nhiều hơn mỡ, là một trong những cách hạn chế tích tụ mỡ.

Đưa ra những lưu ý nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể từ dứa, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) thông tin: “Dứa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh muốn ăn dứa cần chú ý về liều lượng và nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn hợp lý”.

Dứa chứa nhiều axit hữu cơ và enzyme bromelain có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn lúc đói, dứa tưới có thể tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Đối với người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông m.áu, thuốc làm loãng m.áu, thuốc chống co giật, thuốc benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì không nên ăn quá nhiều dứa. Bởi chất bromelain có thể có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng khả năng c.hảy m.áu quá mức.

Chuyên gia khuyên ăn loại quả thơm ngon giá rẻ lại nhiều tác dụng tuyệt vời

Dứa đã vào mùa, dứa chín có màu vàng, đẹp mắt và hương thơm có những lợi ích sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, quả dứa có vị chua, tính bình, có những tác dụng như sau:

Thanh nhiệt, giải độc

Dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước ép lá dứa và quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc.

Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Dứa 1 quả gọt sạch mắt, khoét một lỗ nhỏ để cho khoảng 0,3g đường phèn rồi đem ninh nhừ trong 3 tiếng. Sau đó bắc ra, ăn cả nước lẫn cái. Dùng liên tục mỗi ngày 1 quả trong vòng 7 ngày là xong một liệu trình thì dừng lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc: Dứa 1 quả đem nướng cháy, sau đó trộn với trứng gà, đ.ánh nhuyễn và uống. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày.

Đau gan, viêm gan

Vỏ quả dứa 50g, cây chó đẻ răng cưa 20g, gan lợn 100g, tất cả đem thái nhỏ rồi sắc với 400ml còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.

Giảm cân

Có thể thực hiện giảm cân bằng nước ép dứa rất tốt. Tuy nhiên, mọi người cũng lưu ý không lạm dụng vì có thể gây hại cho rang. Uống nhiều vào lúc đói có thể đau dạ dày.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Dứa giàu chất xơ, giúp phân giải protein tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn và cơ thể phục hồi sức lực nhanh hơn.

Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, không nên ăn nhiều dứa vì trong dứa có chứa enzyme và terpenoid, hai thành phần này sẽ phân giải protein, kích thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi bị rát và tê.

Để giảm cảm giác khó chịu này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.

Tuy nhiên, nồng độ nước muối để ngâm dứa không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong dứa. Ngoài ra, những người mắc bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông m.áu thì không nên ăn dứa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *