Rong biển là một món ăn bổ dưỡng phổ biến của người dân miền biển, đồng thời nó cũng là một loại dược liệu.
Nó được dùng để chữa bệnh phù thũng và có tác dụng lợi tiểu.
Rong biển còn có tên gọi khác là rau mơ, rong bơ, hải tảo. Rong biển có tên khoa học là Sargassum henslowianum J. Agardh, thuộc họ rong mỡ (Sargassaceae).
Rong biển phân bố nhiều ở các khu vực gần biển, đặc biệt là Hà Tĩnh và Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Bộ phận dùng là sử dụng toàn thân cây rong biển. Loại cây này được thu hái vào tháng 3 – 9. Sau khi thu hoạch xong đem về rửa sạch đất cát và phơi hoặc sấy khô. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt.
Theo sách của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, rong biển chứa 10% đến 15% muối vô cơ (trong đó có lượng lớn iốt 0,3% đến 0,8%, asen, kali), 1 – 2% lipid, 4 – 5% protein và một lượng lớn alginic. Axit hoặc axit alginic.
Tác dụng của rong biển với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền
Rong biển thường được dùng làm món ăn địa phương hàng ngày của người dân miền biển. Từ lâu, rong biển đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tên gọi là hải tảo. Rong biển có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.
Chủ trị: Bướu cổ, phù thũng.
Rong biển.
Theo Y học hiện đại
Rong biển làm tăng đáng kể sự hấp thụ sắt trong các bữa ăn làm từ ngô hoặc lúa mì. Hàm lượng polyphenol cao có trong quả mơ có thể giải thích phần nào tác dụng chống oxy hóa mạnh của loài này.
Một số nghiên cứu đã nêu bật tác động tiềm tàng của rong biển về hoạt động chống ung thư.
Đặc điểm vị thuốc rong biển
Hỗ trợ làm giảm hàm lượng cholesterol: Một số nghiên cứu trên chuột nhắt cho thấy, hàm lượng natri alginat có tác dụng hỗ trợ làm giảm hàm lượng cholesterol huyết ở chuột một cách rõ rệt.
Giúp phòng chống khối u: Các thành phần hóa học chứa trong rong mơ có tác dụng hỗ trợ làm giảm và ức chế khối u phát triển.
Kháng độc tố botulinum: Thành phần đường A và B có trong rong mơ có tác dụng kháng độc tố botulinum. Do đó giúp ức chế virus simplex herpes và bacillus subtilis.
Cách dùng và liều lượng: Rong biển (hải tảo) được dùng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng tối đa mỗi ngày là 6 – 12 gram.
Rong biển khô.
Món ăn, bài thuốc chữa bệnh có rong biển
Trị phì đại tuyến t.iền liệt gây bí tiểu ở người cao t.uổi
Rong biển 10g, côn bố (rêu biển) 10g, vương bất lưu hành (trâu cổ) 15g, lệ chi hạch (hạt vải) 15g, quất hạch (hạt quýt) 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, thêm nước và sắc uống.
Trị u giáp trạng lành tính: Rong biển 15g, hải phù thạch 30g, côn bố (rêu biển) 15g, thủy hồng hoa tử 15g, kim ngân hoa 15g, đông qua bì 30g. Sắc uống 01 thang/ngày.
Điều trị bệnh tăng huyết áp: Rong biển 30g, côn bố (rêu biển) 30g, hạnh nhân 6g, hạ khô thảo 30g, mộc thông 30g, bạc hà 15g.
Tất cả các nguyên liệu sau khi làm sạch, phơi khô và nghiền thành bột mịn. Sau đó đem luyện với mật và làm hoàn. Mỗi ngày uống 03 lần, mỗi lần uống 03 gram giúp ổn định huyết áp.
Chữa lao hạch: Rong biển 10g, hạ khô thảo 10g, thổ bối mẫu 10g, hương phụ chế 10g. Sắc uống 01 thang/ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng và thực quản: Rong biển 30g, thủy tức 6g. Nghiền thành bột. Mỗi lần uống, lấy 06 g hòa tan với rượu. Ngày uống 03 lần.
Chỉ nên sử dụng 6 – 12g rong biển mỗi ngày.
Chữa l.ở l.oét và bệnh tràng nhạc: Thành phần gồm rong biển, quả mơ muối, bạch cương tằm. Dùng 2 phần rong biển đem sao giòn với thóc.
Sau đó, bỏ phần thóc, lấy phần rong đem tán bột mịn. Sử dụng 1 phần tằm vôi đem sao giòn và tán bột. Quả mơ muối đem rửa bằng nước sôi và bỏ hạt rồi lấy phần thịt giã nát.
Tiếp đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại với nhau rồi hoàn thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 3 – 6 lần. Mỗi lần uống 5 – 6 viên với nước cơm. Lưu ý, trong quá trình áp dụng bài thuốc này nên kiêng ăn thịt dê, gà và không uống rượu.
Bài thuốc trị bệnh u giáp trạng lành tính: Rong biển 15g, côn bố (rêu biển) 15g, kim ngân hoa 15g, đông qua bì 30g, hải phù thạch 30g, thủy hồng hoa tử 15g. Sắc uống 01 thang/ngày.
Lưu ý và kiêng kỵ khi dùng rong biển
Những người dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy, cảm mạo, khó tiêu không nên dùng.
Không sử dụng rong biển với cam thảo.
Rong biển phối trộn với một số dược liệu khác có tác dụng làm tăng tính hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, không nên dùng chung chúng với các loại thảo dược như cam thảo, đại kích, nguyên hoa.
Không nên sử dụng rong biển cho người có tỳ vị hư hàn thấp trệ.
Vì sao người tăng huyết áp không nên ăn mặn?
Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì chế độ ăn nhạt và không nạp quá nhiều caffein vào buổi sáng.
Ngoài ra cần lưu ý một số biểu hiện bất thường để phát hiện sớm cơn đột quỵ não, phình tách động mạch chủ ngực…
Ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Khi người bệnh tăng huyết áp ăn mặn sẽ làm tăng lượng Na trong m.áu từ đó gây tăng áp lực thẩm thấu trong m.áu và dẫn đến tăng cảm giác khát, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng áp lực trong lòng mạch làm tăng huyết áp.
Ăn mặn làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào nhất là các tế bào cơ trơn của thành mạch từ đó gây tích nước trong tế bào và gây tăng trương lực thành mạch, co mạch dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền lưu ý một số thói quen xấu ở người bệnh tăng huyết áp.
Việc tăng lượng muối trong thực đơn hàng ngày cũng làm tăng thêm độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận với Adrenalin gây tăng huyết áp.
Do vậy, người bệnh tăng huyết áp chỉ nên tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. Cách ước tính 5g muối cho các loại gia vị như sau:
35g xì dầu khoảng 3,5 thìa
8g bột canh khoảng 2,5 thìa
11g hạt nêm khoảng 2 thìa
26g nước mắm khoảng 3,5 thìa
Những thói quen người bệnh tăng huyết áp nên tránh
Ngoài việc nên duy trì thói quen ăn nhạt, duy trì BMI hợp lý người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý một số điều sau:
– Tránh thức khuya và cần ngủ đủ giấc. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp.
– Không dùng nhiều caffein vào buổi sáng.
– Bỏ t.huốc l.á và không uống nhiều rượu bia. Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ (khoảng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày) sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây t.ử v.ong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.
Người bệnh tăng huyết áp cần ngủ đủ giấc, không thức khuya và duy trì tập luyện thể dục thường xuyên.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30-45 phút và ít nhất 4-5 ngày trong tuần. Tránh các hoạt động thể lực gắng sức ngoài khả năng của từng cơ thể.
– Tránh để cơ thể thay đổi đột ngột. Mùa hè thời tiết nóng mạch m.áu sẽ giãn ra làm huyết áp hạ. Người bệnh cần tránh tình trạng vào phòng nhiệt độ quá lạnh gây co mạch đột ngột gây cơn tăng huyết áp hoặc ngược lại khi trong phòng máy lạnh ra ngoài trơi nóng đột ngột, nguy cơ đột quỵ cao.
– Đo huyết áp hàng ngày theo dõi huyết áp có đạt huyết áp mục tiêu hay không, hoặc đo bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu bất thường của tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý có các triệu chứng bất thường dưới đây cần tới ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị:
– Đau thắt ngực, tức nặng ngực trái, như bóp nghẹn, cơn đau lan ra tay trái, lên cổ, hay ra sau lưng, có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể khó thở vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực… đau tăng khi gắng sức đỡ khi nghỉ ngơi có thể có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.
– Nếu có cơn đau sau xương ức, đau đột ngột dữ dội có thể phình tách động mạch chủ ngực.
– Nếu có dấu hiệu ú ớ, nói ngọng, méo miệng, tê tay chân hoặc yếu liệt nửa người, có thể kèm đau đầu nguy cơ đột quỵ não cao.