Tác dụng của trà gừng nghệ giảm mỡ m.áu

Cholesterol cao ( mỡ m.áu cao) là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, tổn thương thận, thậm chí t.ử v.ong…

Do đó, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách có thể kiểm soát mỡ m.áu cao tại nhà.

Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tìm thấy trong cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới và sản xuất hormone. Tuy nhiên, khi có nhiều cholesterol (mỡ m.áu cao hay cholesterol cao), có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Một loại đồ uống tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dùng khi bụng đói giúp cơ thể loại bỏ cholesterol LDL xấu (mỡ m.áu xấu) một cách tự nhiên.

1. Trà gừng nghệ giúp giảm mỡ m.áu như thế nào?

– Giúp kiểm soát việc sản xuất cholesterol xấu : Cholesterol cao, ngày càng trở thành mối lo ngại về sức khỏe phổ biến, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ. Cholesterol LDL, thường được gọi là cholesterol ‘xấu’, tích tụ trong động mạch, dẫn đến tắc nghẽn và các biến chứng liên quan đến tim. Theo webmd, curcumin từ trà gừng nghệ có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) cũng như mức cholesterol toàn phần. Dùng chất curcumin trước và sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim.

Cả gừng và nghệ đều có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa có thể ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol, giảm mỡ m.áu.

– Giúp giảm viêm :Nổi tiếng với đặc tính chống viêm, gừng đã được đưa vào y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Việc tiêu thụ gừng giúp hạn chế tình trạng viêm không chỉ trong cơ thể mà còn ở động mạch, có thể giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol.

– Giàu chất chống oxy hóa:Củ nghệ, một loại gia vị có chứa nhiều đặc tính chống oxy hóa. Thành phần hoạt chất của nó, chất curcumin, có khả năng làm giảm cholesterol. Do đó, việc thêm một chút bột nghệ vào trà gừng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trái tim của bạn.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch:Trái tim trực tiếpbị ảnh hưởng bởi cholesterol cao. Khi bắt đầu ngày mới với thức uống kết hợp nghệ và gừng, giúp tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể, tăng cường lưu lượng m.áu và nói chung là hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tăng cường trao đổi chất:Bắt đầu ngày mới với một tách trà nghệ gừng khi bụng đói sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Quá trình trao đổi chất tích cực giúp cơ thể bạn sử dụng chất béo tốt hơn, có khả năng hỗ trợ phá vỡ cholesterol LDL.

Giúp tiêu hóa tốt hơn: Một nguyên nhân lớn khác dẫn đến mức cholesterol kém là hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát. Cả gừng và nghệ đều được biết là có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa tốt. Một tách trà gừng nghệ ấm khi bụng đói có thể tăng cường chức năng tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.

– Thải độc cơ thể: Được biết đến với lợi ích giải độc, trà nghệ gừng giúp loại bỏ độc tố và nuôi dưỡng sức khỏe gan. Loại trà này hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể, có thể giúp giảm mức cholesterol dần dần.

2. Cách làm trà gừng nghệ

Dưới đây là cách làm trà gừng nghệ đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

Nguyên liệu:

1 củ nghệ tươi

1 củ gừng tươi

Mật ong (tùy ý)

1 lít nước

Cách làm:

Rửa sạch nghệ và gừng, sau đó thái lát mỏng.

Đun sôi 1 lít nước trong nồi.

Khi nước bắt đầu sôi, cho nghệ và gừng vào nồi.

Hạ lửa nhỏ, đậy nắp nồi và đun khoảng 10-15 phút.

Tắt bếp, để trà ngâm thêm khoảng 5 phút giúp hương vị của nghệ và gừng hòa quện vào nước.

Lọc bỏ bã, sau đó cho nước trà vào cốc. Bạn có thể thêm mật ong để tăng thêm hương vị cho trà, rồi thưởng thức.

Trà gừng nghệ tốt cho sức khỏe nhưng một số người không nên dùng.

Lưu ý: Trà nghệ gừng có thể gây kích ứng đối với một số người. Nếu bạn chưa từng uống trà nghệ gừng trước đây, hãy bắt đầu với liều lượng nhỏ và xem cơ thể của bạn phản ứng như thế nào.

3. Ai không nên uống trà gừng nghệ

Trà gừng nghệ là một loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Dưới đây là một số trường hợp hạn chế hoặc không nên uống trà gừng nghệ:

– Người bị loãng xương : Cả nghệ và gừng đều có thể làm giảm hấp thụ canxi trong cơ thể, có thể không tốt cho những người bị loãng xương.

– Người bị chứng rối loạn dạ dày: Cả nghệ và gừng đều có thể kích thích tiết dịch dạ dày, gây khó chịu cho những người bị rối loạn dạ dày.

– Người đang dùng thuốc chống đông m.áu: Cả nghệ và gừng đều có tác dụng làm giảm khả năng đông m.áu của cơ thể. Do đó, những người đang dùng thuốc chống đông m.áu nên tránh uống trà gừng nghệ, để tránh tình trạng c.hảy m.áu trầm trọng hơn.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mặc dù nghệ và gừng có thể giúp giảm nôn mệt trong thai kỳ, nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Người bị sỏi mật: Gừng có thể làm tăng lượng dịch mật, điều này có thể gây ra cơn đau cho những người bị sỏi mật.

Như mọi loại thức uống hay thực phẩm khác, việc sử dụng trà gừng nghệ cần phải hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống trà nghệ gừng, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Top 6 loại hạt giàu vitamin B12 tốt cho người mỡ m.áu cao

Các loại hạt không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt mà còn giàu vitamin B12, có tác dụng trong việc kiểm soát mỡ m.áu…

Vitamin B12 hay cobalamin có vai trò quan trọng với cơ thể, giữ cho hệ thần kinh ở trạng thái tốt nhất, góp phần sản xuất DNA…

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin B12 cũng hoạt động như một chất chống cholesterol bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu) trong m.áu, giúp kiểm soát mỡ m.áu.

1. Tác hại của mỡ m.áu cao

Mỡ m.áu cao là tình trạng có lượng cholesterol hoặc triglyceride cao trong m.áu. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

Bệnh tim mạch : Mỡ m.áu cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Cholesterol và triglyceride có thể tích tụ trong các mạch m.áu, tạo thành các mảng cứng gọi là mảng xơ vữa. Điều này có thể làm hẹp các mạch m.áu, làm giảm lưu lượng m.áu đến tim, dẫn đến bệnh tim.

Đột quỵ : Mảng xơ vữa cũng có thể gây ra đột quỵ. Nếu một mảng xơ vữa vỡ và hình thành cục m.áu đông, có thể chặn lưu lượng m.áu đến não.

– Bệnh gan nhiễm mỡ : Mỡ m.áu cao cũng có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, một tình trạng gây viêm và tổn thương gan.

– Tăng nguy cơ đái tháo đường: Mỡ m.áu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Mỡ m.áu cao cũng có thể gây ra bệnh thận do việc tăng áp lực lên các mạch m.áu nhỏ trong thận.

Mỡ m.áu cao có thể làm hẹp các mạch m.áu và làm giảm lưu lượng m.áu đến tim, dẫn đến bệnh tim.

2. Vitamin B12 hỗ trợ giảm mỡ m.áu như thế nào?

Vitamin B12 không trực tiếp giúp giảm mỡ m.áu, nhưng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ thống tuần hoàn của cơ thể theo nhiều cách khác nhau:

– Giảm Homocysteine: Vitamin B12 cùng với vitamin B6 và acid folic, có thể giúp giảm mức homocysteine trong m.áu. Homocysteine là một loại axit amin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và cholesterol cao.

– Hỗ trợ sản xuất hồng cầu: Vitamin B12 cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, loại tế bào m.áu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Điều này giúp cải thiện lưu lượng m.áu và sức khỏe tim mạch.

– Hỗ trợ chuyển hóa: Vitamin B12 cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mỡ m.áu cao.

3. Một số loại hạt giàu vitamin B12 tốt cho người mỡ m.áu cao

– Hạt Chia: Hạt chia chứa hàm lượng vitamin B12 cao, trở thành một lựa chọn tiêu biểu cho bất kỳ ai đang cố gắng giảm mỡ m.áu (cholesterol). Ngoài ra, hạt chia còn là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch hơn nữa, bằng cách giảm thiểu tình trạng viêm và giảm mức cholesterol.

– Hạt lanh: Hạt lanh là một loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin B12 và cung cấp axit béo omega-3 tốt cho tim. Chất xơ trong hạt lanh giúp tiêu hóa dễ dàng đồng thời loại bỏ cholesterol.

Bằng chứng đã chỉ ra rằng những người sử dụng hạt lanh như một phần trong chế độ ăn uống của họ thường xuyên báo cáo rằng lượng cholesterol LDL giảm và sức khỏe tim mạch được tăng cường nói chung.

Hạt chia tốt cho người mỡ m.áu cao.

– Hạt gai dầu: Không chỉ cung cấp protein, hạt gai dầu có thể dễ dàng được đưa vào chế độ ăn uống giảm cholesterol. Ngoài vitamin B12, hạt gai dầu còn chứa nhiều chất béo và axit amin có lợi cho sức khỏe… tất cả đều góp phần kiểm soát mỡ m.áu (cholesterol xấu), giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

– Hạt bí: Hạt bí ngô không chỉ là một món ăn nhẹ thú vị. Không chỉ giàu vitamin B12, hạt bí còn chứa nhiều chống oxy hóa và phytosterol. Bằng cách phối hợp với nhau, những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hạt hướng dương: Hạt hướng dương có thể được thêm vào món salad hoặc sinh tố là một chất bổ sung có thể giúp giảm mức cholesterol cao. Chúng rất giàu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác cần thiết để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bao gồm giảm cholesterol LDL (mỡ m.áu xấu).

– Hạt mè (vừng): Có hai loại hạt vừng khác nhau – đen và trắng. Đây cũng là loại siêu hạt giàu vitamin B12, có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát mức cholesterol cao, có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *