Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
Phụ nữ ngay cả trẻ t.uổi nếu thiếu ngủ sớm xuất hiện các vết nhăn, đặc biệt các vết chân chim ở khóe mắt – Ảnh: Internet
Nếu thiếu ngủ kéo dài, bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau:
Trầm cảm
Đây là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh.
Khi có điều gì gây cảm giác chán nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ!
Dễ cáu gắt
Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
Tăng nguy cơ t.ử v.ong
Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ t.ử v.ong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ t.ử v.ong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ t.ử v.ong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ t.ử v.ong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân t.ử v.ong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.
Suy yếu hệ thống miễn dịch
Khi ngủ, cơ thể sản xuất cytokine bảo vệ, các kháng thể… giúp chống lại n.hiễm t.rùng. Quá trình này cần thiết giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus.
Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân n.hiễm t.rùng, kết quả nguy cơ dễ mắc bệnh hơn! Mất ngủ trong thời gian dài, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
Lão hóa da sớm
Khi thiếu ngủ sẽ xuất hiện các vết thâm quầng dưới mắt. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, cortisol (hormon căng thẳng) được sản xuất ra với một lượng lớn. Cortisol sẽ phá hủy collagen có trong các tế bào da, khiến da mất tính đàn hồi, mềm mại…
Phụ nữ ngay cả trẻ t.uổi nếu thiếu ngủ sớm xuất hiện các vết nhăn, đặc biệt các vết chân chim ở khóe mắt… Nếu bạn muốn có làn da trẻ đẹp trong mọi hoàn cảnh hãy nên đi ngủ trước 22 giờ, nên nhớ rằng làn da “tái sinh” trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 giờ sáng.
Thời gian ngủ đủ khác nhau theo độ t.uổi
Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14 – 17 giờ mỗi ngày
Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12 – 15 giờ
T.rẻ e.m (1-2 t.uổi): 11 – 14 giờ
Trẻ mẫu giáo (3-5): 10 – 13 giờ
Các em học sinh trong độ t.uổi (6-13): 9 – 11 giờ
Thiếu niên (14-17): 8 – 10 giờ
Người lớn (18-64): 7 – 9 giờ
Người lớn t.uổi (65 t.uổi): 7 – 8 giờ.
Hà An
Theo motthegioi
Căn bệnh Elon Musk lo sợ mắc phải khiến 40.000 người Việt tự tử/năm
Sơ hưu khôi tai san 20 ty USD va đươc mênh danh la “quai vât” lang công nghê nhưng Elon Musk phai trai qua cuôc sông với rất nhiều căng thẳng.
Năm 2019, tài sản của Elon Musk theo thống kê của Forbes đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD. Ông không chỉ là người sở hữu bộ óc thiên tài mà còn là chủ nhân của nhiều sáng chế công nghiệp hóa hàng đầu. Để có được thành quả như hôm nay, vị tỷ phú công nghệ sinh năm 1971 phải làm việc liên tục 100 tiếng mỗi tuần.
Quá khứ cô độc và bị bắt nạt
Hai năm trước, trên trang Twitter của Eric Diepeveen, Elon Musk đã trả lời câu hỏi của CEO Stolen Couch Games về những thăng trầm trong cuộc đời mình. Cũng nhờ câu trả lời mà lần đầu tiên thế giới biết đến góc khuất của vị tỷ phú trẻ.
Ông nói rằng: “Thực tế là có lúc rất tuyệt vời nhưng đôi khi tôi thấy kinh khủng, luôn cảm thấy bị stress. Tôi không nghĩ mọi người muốn nghe về hai điều cuối”. Mặc dù chưa được chẩn đoán chính xác mắc bệnh trầm cảm, Elon Musk cho biết mình có thể bị rối loạn lưỡng cực (trầm cảm mức độ nặng).
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần khiến cảm xúc biến đổi không ổn định. Bên trong người bệnh tồn tại cảm xúc hưng phấn, ức chế (trầm cảm) xen kẽ nhau, rất khó kiểm soát.
Elon Musk tiết lộ có thể bản thân mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Ảnh: Pinterest.
Tình trạng tâm lý này có thể một phần là do t.uổi thơ không bình yên của Elon Musk. Năm 1979, cha mẹ ly hôn, ông và em trai sống với mẹ. Trong cuốn “Elon Musk: Tesla, SpaceX và hành trình đi tới tương lai”, ông chủ Testa chia sẻ việc bị một nhóm bạn bắt nạt, đ.ánh tới ngất xỉu và ném xuống cầu thang phải nằm viện.
Errol Musk, cha ông, bày tỏ cảm xúc nghẹn ngào khi con trai bị thương nặng đến mức không nhận ra. Suốt hai tuần năm viện, Elon Musk phải sống trong nỗi đau thể xác và tinh thần đến suốt về sau.
Tác giả Tom Junod nhận định với Tạp chí Esquire năm 2012 rằng lý do khiến Elon Musk sống sót qua những cú vấp đầu đời là lối thoát tinh thần và thông qua máy tính, kinh doanh.
Với 100 giờ làm việc một tuần, Elon Musk chỉ dành 5 phút để ăn trưa. “Điều đó không thực sự tuyệt vời đâu. Có những khi tôi không rời nhà máy suốt 3-4 ngày”, Musk thừa nhận.
Làm việc liên tục không nghỉ nguy hiểm như thế nào?
Căn bệnh rối loạn lưỡng cực mà Elon Musk đề cập đến theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 có thể khiến gần 40.000 người Việt t.ự t.ử mỗi năm. Lối sống hiện đại nhiều áp lực, cơ thể con người không được nghỉ ngơi đúng cách là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới con số đáng báo động này.
Áp lực và sự cô đơn khiến con người cách bệnh trầm cảm một bước chân. Ảnh: Pinterest.
Đầu năm 2018, tại Trung Quốc, nữ bác sĩ gục xuống c.hết ngay trước mặt bệnh nhân vì làm việc căng thẳng trong 18 giờ liên tục. Nhà thần kinh học Matthew Walker (Đại học California Berkely) chia sẻ với Business Insider, rằng: “Ngủ càng ít, đời càng ngắn. Chất lượng sống của bạn sẽ giảm sút nghiêm trọng vì thói quen này”.
Nghỉ ngơi dưới mức 7-8 tiếng một ngày sẽ khiến cơ thể tích tụ những tổn thương dài hạn, thậm chí t.ử v.ong. Tình trạng thiếu ngủ làm suy kiệt tế bào NK, một dạng lymphocyte (bạch cầu) giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như béo phì, tiểu đường, Alzheimer. Chưa kể, người ngủ ít dễ bị ung thư.
Theo Zing