Tai biến sản khoa không chỉ là nỗi ám ảnh của mẹ bầu mà còn là nỗi ám ảnh của cả nhân viên y tế và bác sĩ vì những diễn biến nhanh, bất ngờ và nguy hiểm phải đối mặt với tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Cơ quan Chăm sóc sức khỏe bà mẹ t.rẻ e.m UNICEF Việt Nam cho biết, hiện nay tỷ lệ t.ử v.ong của mẹ tại Việt Nam đã giảm nhiều trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, tai biến sản khoa vẫn là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu. Hằng năm có đến 600 ca t.ử v.ong mẹ và hơn 10.000 ca trẻ sơ sinh t.ử v.ong tại Việt Nam.
Theo TS. BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên bộ môn Phụ sản tại Đại học Y dược TP.HCM. Hiện giữ chức Trưởng phòng khám Phụ Sản tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho đã chỉ ra 5 tai biến sản khoa thường gặp. Đây là những tai biến có tỷ lệ gây ra t.ử v.ong cho người mẹ và trẻ sơ sinh nhiều nhất.
1. Vỡ tử cung là tai biến sản khoa
Một trong những tai biến sản khoa thường gặp là vỡ tử cung. Khi bị vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Tình trạng vỡ tử cung xảy ra trong lúc chuyển dạ, cơn co bóp tử cung làm tăng quá mức nhưng thai nhi lại không được đẩy ra ngoài vì đường ra bị cản trở có thể xảy ra do khung chậu của người mẹ bị hẹp.
Trong khi đó, đoạn dưới của tử cung người mẹ mỏng quá mức rồi vỡ. Trường hợp người mẹ bị vỡ tử cung cũng có thể xảy ra do thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai hoặc có thể do tử cung có sẹo mổ.
Trường hợp người mẹ bị vỡ tử cung cũng có thể xảy ra do thai quá to, ngôi thai bất thường,… – Ảnh mom365
Triệu chứng lâm sàng của vỡ tử cung ở sản phụ:
– Thông thường, các dấu hiệu cảnh báo vỡ tử cung ở sản phụ là triệu chứng đau dữ dội sau cơn nhói đột ngột.
– Sản phụ bị choáng.
– Mặt mẹ bầu tái nhợt.
– Vã mồ hôi.
– Mạch của sản phụ nhanh.
– Sản phụ bị tụt huyết áp và có thể ngất.
Tử cung của sản phụ lúc này đã không còn ở hình dạng bình thường, cơn co tử cung, tim thai không còn hoạt động và ra m.áu â.m đ.ạo. Vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu là một tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm.
Khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần xác định khối thai có thể vỡ bất kỳ lúc nào và cần được theo dõi bởi các bác sĩ kịp thời. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời vỡ tử cung ở sản phụ có thể gây t.ử v.ong ở cả sản phụ và thai nhi.
Mẹ bầu cần thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bất thường khi mang thai để kịp thời có hướng điều trị phù hợp không gây nguy hiểm đến tính mạng – Ảnh Comparethemarket
2. Sản phụ bị băng huyết sau sinh
Tình trạng băng huyết sau sinh xảy ra khi sản phụ bị mất từ 500 ml m.áu sau khi sinh đường â.m đ.ạo hoặc hơn 1 lít m.áu sau khi mổ lấy thai.
Trường hợp băng huyết sau sinh ở sản phụ thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ở thể nguyên phát. Cũng có thể xảy ra từ 1 đến 12 tuần ở thể thứ phát vô cùng nguy hiểm đối với sản phụ sau sinh. Diễn biến của băng huyết sau sinh bất ngờ, nhanh và rất khó lường.
Tại Việt Nam, băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa gây t.ử v.ong ở người mẹ hàng đầu.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh ở sản phụ:
– Người mẹ từng nạo hút thai nhiều lần.
– Sản phụ có con đầu lòng với thời gian chuyển dạ dài hay sinh nhiều lần.
– Khi sản phụ bị rối loạn đông m.áu, thiếu m.áu.
– Băng huyết sau sinh xảy ra do sản phụ có đa thai, đa ối hoặc bị sót nhau,…
Quá trình xử lý trong thai kỳ tốt hoàn toàn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ băng huyết sau sinh ở sản phụ.
Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng băng huyết sau sinh của sản phụ có diễn biến rất nhanh. Do đó nếu không kịp thời thực hiện các biện pháp cầm m.áu nhanh, chính xác và các biện pháp hồi phục sức khỏe đem lại hiệu quả có thể khiến sản phụ t.ử v.ong.
Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng băng huyết sau sinh của sản phụ có diễn biến rất nhanh, nếu không kịp thời có thể khiến sản phụ t.ử v.ong – Ảnh Bioworld
3. Sản giật là biến chứng cấp tính của t.iền sản giật
Sản giật xảy ra kèm các triệu chứng khiến sản phụ bị co giật, hôn mê. Sản giật cũng có thể xuất hiện tử chỉ vài cơn co giật cho đến hơn 10 cơn.
Tuy nhiên, khi không kịp thời điều trị ức chế cơn co giật, sản phụ sẽ bị co giật liên tiếp. Điều này sẽ gây ra các biến chứng khác, thậm chí có thể khiến sản phụ t.ử v.ong.
Triệu chứng của t.iền sản giật gồm:
– Sản phụ bị huyết áp cao, sau tuần 20 của thai kỳ và sau 6 tuần sau sinh sản phụ có huyết áp cao hơn bình thường.
– Nước tiểu của sản phụ có chất đạm (protein).
– Sản phụ bị phù.
– Thể nặng sản phụ còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: đau đầu nhiều, hoa mắt, chóng mặt hoặc bị đau vùng phía trên rốn. Đối với một số triệu chứng đi kèm khi sản phụ bị t.iền sản giật gồm đau lệch bên phải vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, xuất hiện cảm giác bị ngộp thở, đau ngực hoặc gặp các bất thường trên chức năng gan, thận, chức năng đông m.áu.
Đến nay, nguyên nhân gây ra t.iền sản giật ở sản phụ vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, cũng có một vài yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của t.iền sản giật như sau:
– Người phụ nữ từng bị t.iền sản giật trong lần sinh trước.
– Gia đình có người bị t.iền sản giật.
– Sinh con so.
– Phụ n.ữ s.inh con khi lớn t.uổi, trên 35 t.uổi.
– T.iền sản giật có thể xảy ra do mang đa thai.
– Sản phụ mắc các bệnh lý nội khoa khác như: tiểu đường, cao huyết áp, lupus,… trước khi mang thai.
T.iền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ – Ảnh News.sanfordhealth
T.iền sản giật còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ở sản phụ khác như: Làm hạn chế sự phát triển của bào thai, bà bầu bị sinh non, nhau bong non, gặp phải hội chứng HELLP, bị sản giật hoặc tổn thương cơ quan khác hay bị bệnh tim mạch,…
Để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát t.iền sản giật nhằm chủ động phòng ngừa, điều trị. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường liên quan đến t.iền sản giật như phù chân, bạn có thể thực hiện thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
4. N.hiễm t.rùng hậu sản ở sản phụ
Tình trạng n.hiễm t.rùng hậu sản ở sản phụ có thể xảy ra trong giai đoạn sau 6 tuần sau khi sản phụ sinh con.
Nguyên nhân gây ra n.hiễm t.rùng hậu sản:
Thực tế, sau khi sinh sản phụ có những tổn thương tại vị trí nhau bám, trong khi đó vết may tầng sinh môn hoặc các vi trùng nằm trong đường â.m đ.ạo xâm nhập và gây n.hiễm t.rùng tầng sinh môn, viêm nội mạc tử cung. Khi không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ gây n.hiễm t.rùng hậu sản.
Sản phụ bị viêm nội mạc tử cung, sức đề kháng yếu, dinh dưỡng kém, bị thiếu m.áu trước và trong mang thai cũng là yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn để tình trạng n.hiễm t.rùng hậu sản.
Triệu chứng của n.hiễm t.rùng hậu sản rõ ràng với các biểu hiện:
– Sản phụ có biểu hiện mơ hồ, sốt cao sau sinh.
– Xuất hiện tình trạng bụng đau căng sau sinh.
– Trường hợp sản dịch ra nhiều, hôi, vết may tầng sinh môn hở, chảy dịch mủ,…
Sản phụ cần có những biện pháp phòng tránh trước nguy cơ n.hiễm t.rùng hậu sản – Ảnh Pregnancyandbaby
Sản phụ cần có những biện pháp phòng tránh trước nguy cơ n.hiễm t.rùng hậu sản như: Trước khi mang thai cần khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ, trong thai kỳ cần thăm khám phát hiện điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường hay tăng huyết áp. Sản phụ sau sinh cần ăn uống đủ chất, không khiêng kem quá mức, hạn chế vận động sớm, giữ vệ sinh sạch sẽ,…
N.hiễm t.rùng hậu sản ở phụ nữ sau sinh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí gây t.ử v.ong cho người bệnh. Do đó, khi mẹ xuất hiện các triệu chứng bất thường cần lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Uốn ván ở trẻ sơ sinh
Một trong những căn bệnh nặng của trẻ sơ sinh là uốn ván trẻ sơ sinh do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc tố uốn ván Clostridium tetani.
Các biểu hiện lâm sàng và diễn biến rất nặng của bệnh uốn ván sơ sinh như sau: Trẻ xuất hiện tình trạng co cứng, co giật và hầu hết các trường hợp trẻ bị uốn ván sơ sinh đều t.ử v.ong.
Uốn ván trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ t.ử v.ong hàng đầu trong các bệnh ở t.rẻ e.m. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có đến khoảng 500.000 trẻ bị t.ử v.ong vì uốn ván sơ sinh.
Chưa kể, uốn ván cũng có thể xảy ra do chính sản phụ trong quá trình sinh nếu không được đảm bảo vô trùng.
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị uốn ván sơ sinh, uốn ván rốn thường gặp nhiều tại vùng nông thôn, miền núi do điều kiện vô trùng kém khi hỗ trợ sinh sản. Cũng có nhiều trường hợp xử trí can thiệp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh ở những trẻ đẻ rơi.
Do đó, để bảo vệ trẻ sơ sinh sau khi sinh cần tiêm vaccine uốn ván. Đây được coi là biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu trong việc phòng tránh bệnh uốn ván sơ sinh cho cả sản phụ và em bé.
Tiêm phòng uốn ván là biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu trong việc phòng tránh bệnh uốn ván sơ sinh cho cả sản phụ và em bé – Ảnh Ravishly
Triệu chứng cho biết trẻ bị uốn ván sơ sinh như sau:
– Trẻ có biểu hiện sốt cao.
– Trẻ uốn ván bỏ bú.
– Xuất hiện tình trạng quấy khóc ở trẻ.
– Miệng trẻ chúm chím, không há to được, trẻ bị cứng hàm.
– Trẻ tăng trương lực cơ, người ưỡn ra sau và hai chân duỗi ra trước.
– Triệu chứng trẻ bị co giật toàn thân.
– Khi rốn trẻ bị rụng sớm và có thể ẩm ướt, bẩn, bị hôi.
Hạn chế và phòng ngừa uốn ván hiệu quả, phụ nữ ở độ t.uổi sinh sản, phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng vaccine phòng uốn ván, vaccine phòng bạch hầu, ho gà,…
Ngoài ra, tại Việt Nam vaccine phòng uốn ván được khuyến cáo cần tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ với 3 liều cơ bản khi trẻ 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng. Trẻ nhỏ có thể được tiêm nhắc lại từ 4 đến 6 t.uổi và 10 đến 13 t.uổi. Vaccine phòng uốn ván cũng được khuyến cáo tiêm cho cả người lớn và người cao t.uổi.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh nghi ngờ bị uốn ván, phụ huynh nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Mẹ bầu trẻ nhập viện, nam bác sĩ vừa đưa tay vào khám lập tức hô đổi phòng
Khi tiến hành khám trong cho sản phụ, bác sĩ đã phát hiện vấn đề cực kỳ nguy hiểm.
Lan Lan (19 t.uổi, sống tại Tây An, Trung Quốc) kết hôn từ khá sớm. Sau ngày cưới không lâu, cô cũng lập tức phát hiện “tin vui”. Tuy nhiên, do mang bầu khi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm lại không sống riêng nên suýt nữa Lan Lan đã mất đi đứa con đầu lòng.
Sự việc xảy ra khi cô mang bầu 33 tuần, sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy giường nệm bị ướt nhưng mẹ bầu trẻ chỉ nghĩ đơn giản là mình ngủ say quá nên “tè dầm”. Tuy nhiên sau đó khi nói chuyện điện thoại với mẹ chồng, vừa nghe cô kể lại bà đã hốt hoảng giục cô nhanh đến bệnh viện vì có thể đã vỡ ối non. Vì chồng đi làm không về kịp nên Lan Lan đã nhờ hàng xóm gọi taxi và đưa đến bệnh viện.
Vợ chồng Lan Lan có em bé khi còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm. (Ảnh minh họa)
Khi nhập viện, cô trình bày tình huống với bác sĩ và được đưa đi khám. Khi thấy người sắp “khám trong” cho mình là một nam bác sĩ lớn t.uổi, cô có chút ngượng ngùng nên hỏi có thể đổi người được không. Bác sĩ nghe vậy chỉ nhăn mặt rồi yêu cầu cô nằm xuống để khám. Tuy nhiên, ngay khi vừa thò tay vào khám cho Lan Lan, mặt ông lập tức biến sắc, gọi các y tá chuyển ngay Lan Lan sang phòng cấp cứu.
Nếu bác sĩ không phát hiện sớm, sa dây rốn có thể khiến em bé m.ất m.ạng.
Khi bà mẹ trẻ còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đã được gây mê để mổ và 5 phút sau con trai chào đời, chồng cũng chưa kịp vào đến viện. Hóa ra khi khám trong cho Lan Lan, bác sĩ phát hiện một đoạn dây rốn đã sa ra khỏi â.m đ.ạo cô nên phải tiến hành cấp cứu gấp, nếu chậm chỉ 5 phút thôi thì đã có thể nguy hiểm đến tính mạng em bé.
Sau khi nghe bác sĩ thuật lại tình hình, gia đình Lan Lan đã rối rít cảm ơn nam bác sĩ.
Sa dây rốn là gì?
Dây rốn đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng là vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Khi dây rốn bị sa tức là cuống rốn ở trước ngôi thai. Tình trạng này dễ dẫn đến hai trường hợp:
– Một là dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu và ngôi thai.
– Hai là bị rơi ra ngoài â.m đ.ạo, tiếp xúc với môi trường không khí, dẫn đến các cơn co thắt.
Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy khiến thai nhi bị suy cấp tính.
Sở dĩ sa dây rốn được coi là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm bởi nó dễ dẫn đến suy thai cấp tính. Thai nhi bị thiếu oxy nếu không cứu chữa kịp thời có thể bị suy hô hấp, tổn thương não, thậm chí là t.ử v.ong.
Những mẹ bầu nào dễ bị sa dây rốn?
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn sau:
– Đa ối: Quá nhiều nước ối khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung, làm cho dây rốn bị sa xuống.
– Ngôi thai bất thường: Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu (đầu em bé chúc xuống cổ tử cung). Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước.
– Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm trước cơn chuyển dạ cũng đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.
– Mang đa thai: Khi mang đa thai, không gian trong tử cung có thể chật chội so với bé, khiến dây rốn bị sa.
– Khởi phát chuyển dạ cũng khiến dây rốn bị sa.