Một tai nạn sinh hoạt khiến anh G., 39 t.uổi, phải đi bệnh viện gấp vì vùng kín bị chảy rất nhiều m.áu, tổn thương phức tạp.
Bác sĩ phải mổ cấp cứu cho bệnh nhân ngay trong đêm.
Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ( Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng có vết thương tại vùng bộ phận s.inh d.ục, chảy rất nhiều m.áu.
“Bệnh nhân bị vết thương lóc da phức tạp toàn bộ d.ương v.ật, vết thương nham nhở vật hang bên phải kích thước 4 cm dọc thân d.ương v.ật, vết thương phức tạp quy đầu, đụng dập niệu đạo”, bác sĩ Cao Đắc Tuấn, Trung tâm Nam học, cho biết.
Vì tính chất khẩn cấp, bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu ngay trong đêm, khâu cầm m.áu, xử lý da lóc và tạo hình lại da d.ương v.ật, da quy đầu. Bệnh nhân hiện được chăm sóc hậu phẫu.
Các thầy thuốc cho biết dù đã được phẫu thuật tạo hình lại nhưng bản chất bệnh nhân có vết thương không sạch do máy cắt gây ra, vết thương phức tạp tại vị trí bộ phận s.inh d.ục nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ như n.hiễm t.rùng, hoại tử da.
Bệnh nhân 39 t.uổi cho biết trong lúc sử dụng cưa máy để cắt gỗ tại nhà đã bị văng máy vào vùng bộ phận s.inh d.ục. Sau đó, anh được người thân đưa đến bệnh viện tỉnh trước khi vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi sử dụng các thiết bị khi cưa, cắt, trang bị đồ bảo hộ đầy đủ và không nên tháo các bộ phận bảo vệ của máy vì rất nguy hiểm. Không ít trường hợp bị cưa cắt vào bộ phận cơ thể do sơ ý, đặc biệt là vỡ lưỡi cưa khiến văng vào người do đã tháo bỏ bộ phận bảo vệ của máy.
Bỏng nặng do dùng xăng đốt rác
Người đàn ông Hải Phòng đang dùng xăng đốt rác thì bất ngờ ngọn lửa bùng lên khiến ông bị bỏng nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Hình ảnh vết bỏng của người bệnh.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới tiếp nhận và điều trị ca bệnh bị bỏng nhiều vị trí trên cơ thể.
Bệnh nhân là ông N.T Đ (31 t.uổi, ở Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng bỏng vùng mặt cổ, cẳng bàn tay phải, cẳng chân phải, các vị trí bỏng nhiều nốt phỏng nước lớn.
Bệnh nhân kể lại, ông Đ dùng xăng để đốt cành cây, rác trong khuôn viên nhà. Bất ngờ ngọn lửa bùng lớn khiến ông bị bỏng. Gia đình đã nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để xử trí.
Theo bác sĩ của bệnh viện, bỏng có thể để lại nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động sau này. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn…
Cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng: Cần bọc vùng bỏng chắn chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh nhưng phải thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát. Đồng thời cần tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.
Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc vải sạch. Bỏng ở bàn tay thì cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay để nạn nhân có thể cử động được các ngón tay một cách dễ dàng và tránh làm bẩn vết bỏng. Bỏng ở cổ tay hoặc chân thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón.
Chuyên gia đặc biệt lưu ý: Không dùng nước đá làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước; Không tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát; Không sờ mó vào vết bỏng; Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh vào vết bỏng; Không được dùng băng dính băng lên vết bỏng; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
Xử trí và chăm sóc kịp thời, đúng cách vết thương bỏng nhanh lành không để lại sẹo, người bệnh sẽ không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bỏng gây ra.