Tại sao đôi khi nên để con bạn nghịch bẩn một chút?

Có phải lúc nào bạn cũng cố giữ cho con bạn luôn sạch sẽ không? Không nên như vậy!

ShutterStock

Hãy để cho trẻ thoải mái và có lúc nghịch bẩn một chút, theo The Health Site.

Đây là lý do tại sao.

Theo Lý thuyết về Vệ sinh, do giáo sư dịch tễ học người Mỹ, David P. Strachan, đề xướng, đăng trên Tạp chí Y học Anh, thì cho t.rẻ e.m tiếp xúc một chút với bụi bẩn là thực sự cần thiết.

Vi khuẩn có thể nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh khó kiểm soát. Tuy nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều có hại. Có những loại vi khuẩn có lợi, có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh, theo The Health Site.

Cơ thể con người là nơi cư trú của hơn 90 nghìn tỉ vi sinh vật – là các sinh vật cực nhỏ bao gồm vi rút, vi khuẩn, nấm…

Thực tế, nhiều loại vi khuẩn có vai trò trong các chức năng sinh lý quan trọng khác nhau như tiêu hóa, đông m.áu và đặc biệt là xây dựng khả năng miễn dịch.

Vì vậy, không cần phải hoảng sợ và quyết liệt cách ly hoàn toàn với vi khuẩn. Thực tế, theo lý thuyết, t.rẻ e.m thực sự cần phải được tiếp xúc một chút với bụi bẩn. Nó giúp tăng cường cơ chế phòng thủ của con bạn.

Trong Lý thuyết về Vệ sinh nêu trên, giáo sư dịch tễ học David P. Strachan đã phát hiện ra rằng t.rẻ e.m sống trong các hộ gia đình lớn gồm nhiều thành viên, ít bị viêm mũi dị ứng hơn.

Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc với mầm bệnh viêm mũi dị ứng từ anh chị của chúng. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng việc ít tiếp xúc với vi khuẩn trong thời thơ ấu có thể khiến con bạn dễ mắc bệnh hơn, theo The Health Site.

Tại sao hơi bẩn một chút lại tốt hơn cho trẻ?

Thay vì giữ vệ sinh cho trẻ thật nghiêm ngặt, hãy cho phép chúng nghịch bẩn một chút.

Sau đây là lý do tại sao tiếp xúc với vi khuẩn thông qua bụi bẩn sẽ làm tăng hệ miễn dịch của trẻ.

Giúp các tế bào miễn dịch nhận ra các tác nhân lạ

Sự phát triển của hệ miễn dịch bắt đầu từ tuyến ức, nằm giữa tim và xương ức. Tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào miễn dịch T. Một điều quan trọng là tuyến này sẽ teo đi theo thời gian, do đó, cần phải huấn luyện cho hệ miễn dịch của trẻ sớm nhận biết cách phân biệt giữa các mô của cơ thể và các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất bẩn mà trẻ vấy phải, hoạt động như một công cụ giúp huấn luyện cho các tế bào T và giúp chúng phân biệt chính xác mô của cơ thể và tác nhân lạ, theo The Health Site.

Giúp các tế bào miễn dịch phân biệt giữa vi khuẩn có lợi và có hại

Người ta thấy rằng những cậu bé ở nông thôn ít có nguy cơ bị dị ứng.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ như vậy là nhờ các bé tiếp xúc với phấn hoa, bụi và động vật từ giai đoạn đầu đời. Việc tiếp xúc sớm với các chất vô hại này giúp các tế bào miễn dịch làm quen với chúng, tốt hơn luôn tránh né.

Mặt khác, nếu hệ miễn dịch của trẻ không được làm quen với bụi và phấn hoa, những chất vô hại này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng sau này, vì khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ xem đó là tác nhân có hại. Lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra dị ứng – là phản ứng của cơ thể chống lại các chất lạ có hại, theo The Health Site.

Duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại

Nếu thỉnh thoảng cho phép con bạn chơi với bụi bẩn, sẽ tạo một tỉ lệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể chúng. Không nên quá lạm dụng việc giữ vệ sinh nhằm đảm bảo duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ.

Theo Thanh niên

Cách ăn rau tưởng ngon, lành mạnh nhưng “phá hoại” cơ thể bạn

Nghiên cứu từ Mỹ đã xác định được một số hợp chất t.iêu d.iệt vi sinh vật có thể làm c.hết chính vi khuẩn có lợi trong đường ruột con người, mà bạn có thể gặp phải vì cách ăn rau của mình.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California ở San Francisco (UCSF – Mỹ) đã thực hiện một loạt thí nghiệm trên chuột và người đã xác định được các hợp chất chống vi khuẩn đặc biệt tồn tại trong thực phẩm thô, tức rau sống, chưa chế biến.

Nên ăn rau đúng cách, tức nấu chín chúng để có lợi cho sức khỏe – ảnh minh họa từ internet

Tuy nhiên, hợp chất chống vi khuẩn này không có lợi cho con người vì chúng lại t.iêu d.iệt chính các vi khuẩn tốt trong đường ruột động vật. Hệ vi khuẩn này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch, vì vậy các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi khuẩn sẽ rất xấu cho sức khỏe tổng thể.

Các nhà khoa học cũng tiến hành thí nghiệm trên thịt sống và thịt chín, nhưng không phát hiện sự thay đổi nào lên hệ vi sinh vật đường ruột, vì vậy thủ phạm phá hoại đường ruột mà bạn cần lưu tâm nhất là rau, củ còn sống.

Chỉ trong 3 ngày ăn rau sống, kết quả xét nghiệm phân của các tình nguyện viên cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột của họ đã bị phá hoại đáng kể.

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Peter Turnbaugh, chuyên gia về vi trùng học và miễn dịch học tại UCSF, tác giả chính của nghiên cứu, các kết quả trên cho thấy cách bạn nấu ăn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Các tác giả đang tiếp tục nghiên cứu bằng các thí nghiệm quy mô lớn hơn trên người.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Microbiology.

A. Thư

Theo Daily Mail/nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *