Tại sao người mỡ m.áu cao có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?

Gan và m.áu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong đó, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này.

Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy Việt Nam hiện có khoảng gần 30 triệu người (tương đương khoảng 30% dân số) bị gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, thống kê khác Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có 29% người trưởng thành bị tăng mỡ m.áu, tỷ lệ này ở dân thành thị khoảng 44%.

Theo BSCKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống nhất TP.HCM, gan nhiễm mỡ và m.áu nhiễm mỡ đều thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, chúng thường đi cạnh nhau.

M.áu mỡ nhiễm có tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid m.áu hay mỡ m.áu cao. Ở người khỏe mạnh, m.áu có tỷ lệ mỡ nhất định, được đ.ánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là mỡ m.áu cao.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Với người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan. Nhưng khi mắc bệnh, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan.

Người bị mỡ m.áu cao thường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Ảnh: The Independent.

Về cơ bản, người mắc gan nhiễm mỡ thường không có nhiều nguy cơ cao mắc đồng thời m.áu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mỡ trong m.áu cao, nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ là rất lớn.

Nguyên nhân là người bị mỡ m.áu cao, lượng mỡ trong m.áu vượt quá khả năng sử dụng và chuyển hóa của cơ thể, mỡ sẽ tích tụ các cơ quan trong cơ thể, ở dưới da (mông, đùi, cổ..) và các tạng đặc biệt như gan.

Gan nhiễm mỡ và m.áu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc ngày càng tăng cao. Theo Hội Gan Mật Tụy TP.HCM, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này. Những bệnh nhân thừa cân, béo phì, đái tháo đường, hội chứng thận hư,… thường là đối tượng mắc kèm cả hai bệnh này.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ do viêm gan siêu vi nếu không theo dõi và điều trị đúng sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Trong khi đó, m.áu nhiễm mỡ có thể gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, sỏi mật và dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Bác sĩ Loan khuyến cáo bệnh nhân gan nhiễm mỡ, m.áu nhiễm mỡ không do di truyền có điều trị. Bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để theo dõi, điều trị đúng chuyên khoa tiêu hóa, gan mật tụy, tim mạch.

Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động thể lực và được tư vấn dinh dưỡng hợp lý, giảm chất béo, bột đường, đặc biệt là đường hấp thu nhanh, tăng cường chất xơ…

Theo Zing

Sự thật về “thần dược” gạo lứt muối mè trị bách bệnh

Nhiều người muốn giảm cân, trị bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ m.áu cao đã thường xuyên ăn gạo lứt, muối mè và coi đây là thần dược chữa được bách bệnh. Tuy nhiên nhận định này hoàn toàn sai lầm.

Mù quáng ăn theo cách ăn số 7

Thời gian gần đây, xuất hiện không ít những trường hợp bệnh nhân ung thư, suy thận, tiểu đường phải nhập viện trong trạng thái cơ thể bị suy kiệt nặng, rối loạn chuyển hóa… với cùng một nguyên nhân là ăn theo chế độ 100% gạo lứt muối mè trong một thời gian dài.

Nhiều người tin rằng ăn gạo lứt muối mè trị được bách bệnh. Ảnh minh họa

Theo tìm hiểu, chế độ ăn gạo lứt muối mè còn được biết đến với tên “Cách ăn số 7” trong phương pháp ăn uống dưỡng sinh rất nổi tiếng, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được gọi là Thực dưỡng.

Cách ăn số 7 còn gọi là tiết thực, có nghĩa là không ăn một thứ gì thêm, ngoài sự cần thiết cho sự sống là cốc loại, vì trong thời gian ăn theo phương thức số 7, ta sẽ hết tất cả các bệnh tật và có nhiều kỳ diệu.

Có thể hiểu rằng vài ngày trong tuần ăn cơm gạo lứt muối mè chính là biện pháp giải độc an toàn cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, chẳng hạn sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, sau giai đoạn làm việc căng thẳng… Tuy nhiên cách ăn này thực tế liệu có hiệu quả với đa số người dân?

Một người từng áp dụng cách ăn số 7 khẳng định rằng, việc mù quáng ăn theo cách ăn số 7 sẽ mang đến cái c.hết thầm lặng! “Họ được tuyên truyền bởi các tay cực đoan rằng, gạo lứt là thực phẩm quân bình nhất, là thức ăn của loài người, rất giàu dinh dưỡng không sợ thiếu chất… phải ăn cho đến khi hết bệnh rồi mới ăn ra.

Bất chấp lời khuyên can của mọi người xung quanh, gia đình bạn bè và người thân… những nạn nhân vẫn cứ tin mù quáng và tiếp tục ăn đến khi teo tóp, gầy trơ xương, xanh xao, da sạm, giảm chức năng s.inh d.ục, tắt kinh, thiếu m.áu, suy giảm đề kháng, lạnh tay chân, già nua, đái ra m.áu, táo bón kinh niên, mờ mắt, rụng răng, rụng tóc…

Chia sẻ trong một cuộc hội thảo, chuyên gia hàng đầu về thực dưỡng của Nhật Bản hiện nay, ông Masahiro Isogai cũng khuyến cáo về cách ăn số 7: “Nếu áp dụng số 7 để trị liệu hay để tăng khả năng phán đoán thì dài lắm cũng chỉ khoảng 7 ngày và thiết đặt thời gian ăn phục hồi đủ dài. Những sai lầm khi áp dụng ăn số 7 phần nhiều là ăn quá dài không phù hợp với cơ thể, và không có khái niệm ăn phục hồi.”

Những ai không nên ăn gạo lứt muối mè?

Nên ăn gạo lứt muối mè tối đa trong 7 ngày liên tục. Ảnh minh họa

Nếu áp dụng phương pháp gạo lứt muối mè một cách cường điệu và trường kỳ thì sai. Chế độ dinh dưỡng với chỉ ròng gạo lứt muối mè sau giai đoạn thông qua tác dụng giải độc cho cơ thể nên hạ mỡ trong m.áu, điều chỉnh lượng đường huyết, giảm axít uric…, nếu tiếp tục áp dụng đơn phương và dài hạn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt khoáng tố nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố…

Một số người bị dị ứng, rối loạn k.inh n.guyệt, thiếu m.áu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn ròng gạo lứt muối mè mà thiếu thịt cá. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu “thực khách” do không được hướng dẫn đầy đủ nên không uống đủ nước. Khi đó, nhiều căn bệnh không mời cũng đến vì nạn nhân vừa thiếu nước vừa thiếu dưỡng chất cơ bản.

Gạo lứt muối mè đúng là một phương pháp tốt cho sức khỏe nhưng không thể áp dụng theo kiểu ai cũng như ai, cũng không thể áp dụng một cách tùy tiện thiếu hướng dẫn chặt chẽ của thầy thuốc để người bệnh hiểu rõ khi nào bắt đầu và lúc nào chấm dứt.

Không riêng gì với gạo lứt muối mè, hệ tiêu hóa đa nguyên của con người không phù hợp với bất cứ hình thức dinh dưỡng nào đơn điệu. Do đó, không nhất thiết phải cố nuốt cho trôi mỗi ngày một món nào đó.

Người bệnh không nên chỉ ăn gạo lứt và muối mè bởi cơ thể người bệnh dễ bị thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là dù ăn cơm gạo lứt nhưng người bệnh vẫn nên dùng thêm thịt, cá nạc và nhiều rau.

Những chú ý khi ăn gạo lứt, muối mè

– Ăn gạo lứt muối mè phải ăn lâu, nhai kỹ sẽ giúp quá trình chữa bệnh và thẩm thấu các thành phần có trong gạo lứt muối mè được tốt hơn. Khi nhai lâu các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no cần thiết cho người bệnh.

– Khi mua gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt.

– Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ gây ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua nhiều gạo lứt rồi tích lũy ăn dần, nên mua với số lượng vừa phải, khi gạo biến chất ẩm mốc thì nên bỏ đi.

– Đối với người già yếu, bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày, những bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng cần phải thận trọng và phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.

Hạo Nhiên

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *