Một số người uống rượu sau khi ăn sầu riêng và có triệu chứng nôn nao tăng lên, cảm giác được ví như ‘tồi tệ hơn gấp 10 lần’.
Năm 1929, nhà khoa học J.D. Gimlette từng cảnh báo không được ăn sầu riêng khi uống rượu brandy (rượu mạnh, rượu nặng).
Đến năm 1981, nhà khoa học J.R. Croft cũng trình bày trong một tài liệu thực vật học của ông rằng: Sầu riêng làm cho con người ta có cảm giác “như sắp c.hết” nếu vừa ăn xong lại uống chất có cồn.
Năm 2009, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng nhiều người báo cáo bị đỏ mặt nghiêm trọng, tim đ.ập nhanh, buồn nôn và nôn khi uống rượu cũng đã ăn sầu riêng.
Nên cẩn trọng khi muốn kết hợp sầu riêng với bất kì thực phẩm nào, dù đó là đồ ăn hay thức uống. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu sau đó của một số nhà khoa học tại Đại học Tsukuba và Đại học Philippines Diliman đã được thực hiện để nghiên cứu tác dụng của sầu riêng và rượu trong cơ thể.
Dựa trên nghiên cứu, người ta thấy rằng sầu riêng có chứa một hợp chất lưu huỳnh có tên là Diethyl Disulfide, được cho là cản trở quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể.
Khi đó, quá trình p.hân h.ủy rượu không được diễn ra trong cơ thể nên đã tạo cơ hội cho chất acetaldehyd độc hại đi vào m.áu. Đây là thứ khiến cho các triệu chứng nôn nao tăng lên và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn gấp 10 lần.
Do đó, tốt nhất bạn nên cẩn trọng khi muốn kết hợp sầu riêng với bất kì thực phẩm nào, dù đó là đồ ăn hay thức uống. Dù bạn có hay không có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên tiêu thụ mọi thứ trong chừng mực hoặc để yên tâm hơn thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau bụng, tim đ.ập nhanh hay tê tay khi thức dậy vào buổi sáng, hãy đi khám ngay vì chúng có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Chóng mặt, run rẩy: Lượng đường trong m.áu thấp có thể là thủ phạm khiến bạn bị chóng mặt, run rẩy vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ ngắn. Tình trạng này có thể kèm theo nhịp tim không đều hoặc nhanh, cảm thấy đói, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi, má. Ngoài ra, theo Livestrong, sử dụng một số loại thuốc như hen suyễn, thuốc trầm cảm… cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy run rẩy mỗi buổi sáng ngủ dậy. Ảnh: Verywellhealth.
Tim đ.ập nhanh: Theo Mayo Clinic, chứng ngưng thở khi ngủ khiến nồng độ oxy trong m.áu giảm mạnh, gây khó thở, thở hổn hển hoặc khịt mũi. Điều này kích hoạt não đ.ánh thức bạn khỏi giấc ngủ, dù chỉ trong giây lát. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại tới 30 lần suốt đêm, dẫn đến ngủ không ngon, tim đ.ập nhanh bất thường khi thức dậy. Ảnh: Self.
Đau ngực: Cơn đau ngực buổi sáng có thể là dấu hiệu của đau tim hay nhồi m.áu cơ tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thời gian cao điểm của cơn đau tim là vào khoảng 6h30 sáng. Nó có thể kèm theo các dấu hiệu khác như cơ thể yếu, choáng váng, ngất xỉu; đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ, lưng; đau ở một hay cả 2 cánh tay, vai; hụt hơi. Ngoài ra, chứng ợ nóng, vấn đề về phổi như thuyên tắc phổi cũng khiến bạn thức dậy với cơn đau ngực. Ảnh: Medcline.
Tê tay: Thức dậy với bàn tay tê không phải là hiếm. Bàn tay của bạn chứa đầy dây thần kinh. Khi chúng ta uốn cong các khớp, dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép khi di chuyển qua ống cổ tay. Điều này gây lưu thông m.áu kém, khiến bạn thức giấc với bàn tay tê hoặc đau cổ tay. Một số triệu chứng đi kèm khác bao gồm ngứa ran ở tay, đau ngón tay hoặc cảm giác ngón tay bị sưng tấy. Ảnh: Sleepfoundation.
Mắt sưng: Rất nhiều người có dấu hiệu sưng húp mắt khi thức dậy buổi sáng dù ngủ ngon vào tối hôm trước. Đừng chủ quan vì nó có thể là triệu chứng của suy thận. Khi thận gặp vấn đề, nó gây ảnh hưởng chức năng đào thải chất độc, khiến cơ thể dư thừa lượng natri gây ra phù nề ở một số bộ phận, trong đó có mắt. Mắt sưng kèm theo gỉ, ngứa rát, đau đớn cũng là biểu hiện của các căn bệnh về mắt như đau mắt đỏ, dị ứng, sưng tuyến bã trên mí mắt, viêm kết mạc… Ảnh: Indiatimes.
Đau bụng: Nếu bạn cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát, kèm theo buồn nôn, nôn hoặc ợ hơi quá mức khi thức dậy buổi sáng, đó có thể là triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tình trạng này cũng cảnh báo bệnh viêm ruột, khó tiêu, táo bón hay hội chứng ruột kích thích. Ăn quá nhiều hay ăn thực phẩm khó tiêu vào tối hôm trước cũng gây áp lực lớn lên dạ dày và cơ ruột, dẫn đến đau bụng vào sáng hôm sau. Ảnh: Shutterstock.
Đau nhức, sưng tấy ở chân: Thường xuyên bị đau chân vào buổi sáng là một trong những tín hiệu đầu tiên cho thấy bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc chấn thương như viêm gân mạn tính, viêm xương khớp. Đặc biệt, suy giáp có thể gây viêm, sưng và đau bàn chân, mắt cá và gót chân vào buổi sáng do tình trạng này phá vỡ các chất hóa học và hormone trong cơ thể. Ảnh: Bmjtherapy.