Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 t.uổi và bệnh đang ngày càng tăng kể cả người nông dân và giới văn phòng.
Theo bác sĩ Hồng Thúy – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TƯQĐ 108, bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người làm việc phải ngồi lâu, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao. Nếu chúng ta không chữa trị, sẽ dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tê mỏi cánh tay, giảm trí nhớ và năng suất làm việc, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động xã hội.
Theo bác sĩ Thúy tập thể dục vùng cổ vai là một phương pháp có tác dụng phòng tránh các cơn đau vùng cổ vai và làm giảm triệu chứng đau khi đang bị bệnh.
Các bài tập này có tác dụng: tăng tầm vận động cột sống cổ, tăng sức mạnh các khối cơ vùng cổ, giúp tư thế cột sống cổ ở đúng trạng thái sinh lý, giảm đau và phòng tránh tái phát các bệnh lý cột sống cổ do thoái hóa.
Thời gian tập: duy trì đều đặn hàng ngày 1- 2 lần vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, mỗi động tác thực hiện 5-10 lần.
Lưu ý khi tập luyện: Thực hiện các động tác nhẹ nhàng, từ từ đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột
Động tác 1: gập cột sống cổ: Cúi đầu về phía trước, cằm càng gần ngực càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 2: duỗi cột sống cổ: Ngửa đầu ra phía sau hết mức có thể, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 3: Nghiêng cột sống cổ: Lần lượt nghiêng đầu sang vai hai bên, càng xa càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 4: Xoay cột sống cổ: Lần lượt xoay đầu sang hai bên, càng xa càng tốt, mắt nhìn xuống vai, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 5: tập mạnh cơ cổ phía trước: Đặt bàn tay phải hoặc trái lên trán, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu ép về phía trước tạo một lực kháng lại lực ấn của bàn tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 6: tập mạnh cơ cổ phía sau: Một hoặc hai bàn tay đặt phía sau đầu, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu ép về phía sau tạo một lực kháng lại lực ấn của tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 7: Tập mạnh cơ cổ hai bên: Lần lượt đặt bàn tay hai bên lên đầu cùng bên, phía trên tai, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu cũng ra một lực kháng lại lực ấn của bàn tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 8: Kéo dãn cột sống cổ tư thế nghiêng: Lần lượt từng bên, một tay vịn vào ghế, tay kia vòng qua đầu nhẹ nhàng kéo đầu theo đường chéo hướng xuống về phía bên đối diện. Giữ yên 5 giây.
Theo infonet
Tê tay – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Đột quỵ, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh Lupus hay biến chứng do tiểu đường là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể khiến bạn bị tê, ngứa ran ở tay.
Đột quỵ: Trong một số trường hợp, tê tay là triệu chứng cảnh báo một người có thể bị đột quỵ. Dấu hiệu này xảy ra đột ngột và ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Ngoài tê tay, người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn khi cố gắng nâng tay lên cao. Bạn cần nhận biết sớm vấn đề này để tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân, đồng thời tránh tổn thương não. Ảnh: Medicalnewstoday.
Hội chứng ống cổ tay: Tê tay là dấu hiệu phổ biến của hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi một trong những dây thần kinh chính ở tay bị đè nén hoặc chèn ép. Các dấu hiệu khác bao gồm đau, ngứa ran, nóng rát và yếu tay. Ảnh: Healthline.
Bệnh Lyme: Đây là căn bệnh lây truyền qua vết cắn từ bọ ve bị nhiễm bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh Lyme gây ra một loạt các triệu chứng, thường bắt đầu bằng phát ban và sốt. Tê tay là dấu hiệu của bệnh Lyme ở giai đoạn thứ 2. Nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng với hệ thống thần kinh và tim nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh: Medcape.
Hội chứng lối thoát ngực: Đây là chứng bệnh xảy ra do chèn ép dây thần kinh hoặc mạch m.áu giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên. Nguyên nhân là chấn thương khi mang túi xách nặng, quá lớn hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại. Nữ giới có nguy cơ cao phát triển tình trạng này. Họ thường bị tê ở cánh tay/ngón tay, bị mỏi khi cầm nắm và đau ở tay, vai hoặc cổ. Ảnh: Brightside.
Hội chứng Raynaud: Khi tiếp xúc với nhiệt độ rất thấp, ngón tay và mũi của bạn có thể bị lạnh đến mức bạn không thể cảm nhận chúng. Đó có thể là cảm lạnh thông thường nhưng với một số người, đây là dấu hiệu của hội chứng rối loạn Raynaud. Bệnh này thường bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng. Các khu vực bị ảnh hưởng, thường là ngón tay hoặc ngón chân, chuyển sang màu trắng, sau đó dần dần trở nên xanh, lạnh và tê liệt. Điều này xảy ra do lưu thông m.áu bị cản trở, trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến hoại thư hoặc cắt cụt chi. Ảnh: Gofundme.
Biến chứng thần kinh do tiểu đường: Căn bệnh này thường xảy ra ở những người mắc tiểu đường. Lượng đường trong m.áu cao làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Điều này gây ra tê bì tay chân, thậm chí dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn như mất chi. Ảnh: Express.
Đau xơ cơ: Nếu bị đau lan rộng khắp cơ thể và mệt mỏi kéo dài, bạn có thể mắc chứng đau xơ cơ hóa. Nhiều người bị bệnh này cũng có cảm giác tê, ngứa ran ở tay và cánh tay. Ảnh: Brightside.
Bệnh đa xơ cứng: Nếu cảm giác tê tay kèm theo run và khó phối hợp, bạn nên đi xét nghiệm ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể gây ra bởi bệnh đa xơ cứng. Ảnh: Medcape.
Thoái hóa đốt sống cổ: Khoảng 50% trường hợp gặp phải các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ vào đầu những năm 20 t.uổi. Nó xảy ra khi các đĩa đệm trong đốt sống cổ bị mòn và rách. Một số người bị thoái hóa cảm thấy khó chịu ở cổ, đau và tê cánh tay, bàn tay. Ảnh: Brightside.
Bệnh Lupus: Đây là hội chứng rối loạn tự miễn dịch. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các cơ quan và mô của cơ thể. Triệu chứng phổ biến của bệnh Lupus bao gồm tê tay. Biến chứng nguy hiểm nhất của nó là các cơ quan chính như tim, thận, phổi hoặc não bộ bị tổn thương. Ảnh: Medgadget.
Theo Zing