Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn từ lâu đã được chứng minh là có nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, có thể t.iêu d.iệt tác nhân gây viêm và mầm bệnh, cũng như hạn chế bội nhiễm.
Suốt 90 năm qua, Bộ Y tế Nhật Bản vẫn luôn khuyến cáo người dân súc miệng để phòng ngừa các bệnh quen thuộc. Malaysia cũng đề nghị công dân của mình duy trì thói quen này để phòng và chữa viêm họng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sát khuẩn họng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên… Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn còn có thể giúp làm giảm cơn đau và hỗ trợ điều trị các vết loét miệng – hiện tượng xuất hiện các đốm loét nhỏ trong niêm mạc miệng, gây đau đớn, khó chịu hoặc thậm chí là gây sốt cho bệnh nhân.
Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2013 với hơn 338 tình nguyện viên, những người thường xuyên súc miệng, họng ít bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.
Tóm lại, bạn đừng quên, việc dùng nước súc miệng diệt khuẩn để DỰNG LÊN LÁ CHẮN tránh khỏi sự tấn công của mầm bệnh sâu hơn vào cơ thể.
Súc miệng không chỉ làm sạch họng mà còn hỗ trợ loại bỏ các loại vi khuẩn trên lợi, mảng bám và cao răng – những thứ nếu tích tụ lâu sẽ dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu, lợi. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng khử mùi hôi do vi khuẩn gây ra, đem lại hơi thở thơm mát cho người dùng.
Theo BS. Michele Collier tại phòng khám Waterstone Family Dentistry (Mỹ), kể cả có chải răng 3-4 ngày/lần thì cũng không thể loại bỏ được toàn bộ vi khuẩn. Đ.ánh răng chỉ có thể loại bỏ được 43% vi khuẩn trong khoang miệng, để lại 57% vi khuẩn gây nguy cơ viêm nướu và sâu răng.
Nên dùng dung dịch sát khuẩn nào để súc miệng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn với nhiều thành phần và công dụng khác nhau.
Bạn có thể bắt đầu việc súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn Listerine có 4 tinh dầu thiên nhiên: tinh dầu lý bách hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu Metyla Salitylat. Loại nước súc miệng này làm sạch các mảng bám trên răng, giảm thiếu tối đa các bệnh về răng miệng, diệt 99.9% vi khuẩn giúp sát khuẩn khoang miệng hiệu quả và an toàn.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã cung cấp nước súc miệng diệt khuẩn cho nhân viên sử dụng trong mùa dịch để giúp vệ sinh cá nhân toàn diện.
Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng nước súc miệng có chứa muối NaCl. Nó có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ tế bào niêm mạc họng, loại bỏ các vi khuẩn có hại, cũng như ngừa viêm nhiễm ở vùng hầu họng. Tuy nhiên nên lưu ý nồng độ muối phù hợp để không gây tổn thương đến các tế bào vùng miệng.
Các lưu ý khi súc miệng
Quy trình súc miệng đúng cách bao gồm các bước:
– Lấy một lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn sao cho vừa với khoang miệng, khoảng 20ml
– Ngậm nước súc miệng, không pha loãng với nước để tránh làm giảm hiệu quả của nước súc miệng
– Súc xung quanh khoang miệng, răng và lợi trong 30 giây
– Nhổ dung dịch sát khuẩn ra ngoài, không cần súc lại bằng nước
Chuyên gia chỉ cách t.iêu d.iệt vi khuẩn và mầm bệnh trên bàn phím máy tính hiệu quả nhất
Cùng với điện thoại di động, bàn phím máy tính có lẽ là một trong những đồ vật được mọi người dùng nhiều nhất mỗi ngày ở nhà và văn phòng. Do đó, chúng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.
Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra, 96% trong tổng số 25 bàn phím được lấy mẫu thí nghiệm có chứa mầm bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do mọi người có xu hướng không rửa tay trước khi chạm vào bàn phím và để chúng ở nơi ẩm thấp.
Tuy nhiên, vì chứa mạch điện, các bộ phận điện tử nhạy cảm và nhiều khe hở bên ngoài, bàn phím máy tính không thể được làm sạch bằng xà phòng và nước thông thường. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến mọi người ít khi vệ sinh thiết bị này. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thậm chí sau khi đã khử trùng, chỉ có khoảng 16% diện tích bàn phím được loại bỏ khuẩn. Theo các chuyên gia, các khe hở của nút bấm gây khó khăn không nhỏ trong việc vệ sinh.
Vì vậy, để ngăn ngừa vi khuẩn một cách tối đa, bạn cần làm sạch thiết bị này thường xuyên. Nếu biết cách và có dụng cụ phù hợp, mọi người sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức. Melissa Maker, giám đốc Công ty dọn dẹp nhà cửa Clean My Space ở Toronto đã chỉ ra, khi vệ sinh bàn phím, bạn cần quan tâm tới hai yếu tố: Bề mặt và các khe kẽ. Dưới đây là kỹ thuật chỉ mất vài phút mà có thể làm sạch bàn phím tối đa nhất:
Chuẩn bị dụng cụ
Theo giám đốc Maker, bạn chỉ cần sử dụng một vài vật dụng đơn giản để làm sạch bàn phím. Một số dụng cụ có thể dùng với nhiều mục đích khác nhau như bàn chải và khăn lau. Những vật dụng cần chuẩn bị bao gồm lọ phun không khí nén, cồn y tế, vải sợi nhỏ, bàn chải đ.ánh răng và tăm bông.
Một số dụng cụ có thể dùng với nhiều mục đích khác nhau như bàn chải và khăn lau.
Làm sạch khu vực dưới các phím
Để đảm bảo an toàn, mọi người hãy tắt máy tính trước khi vệ sinh bàn phím và thậm chí rút dây cắm ra khỏi ổ. Sau đó, đặt nghiêng thiết bị này một góc 75 độ so với mặt phẳng, cạnh nhỏ hướng xuống dưới.
Nếu bạn có lọ đựng không khí nén, hãy phun bàn phím lần lượt từ trên xuống dưới để loại bỏ các mảng chất bẩn bám vào thiết bị này. Tiếp theo, sử dụng bàn chải đ.ánh răng để gỡ các mảng bám lớn và cứng đầu hơn giữa nút bấm. Dùng bàn chải có hiệu quả cao đối với bàn phím rời, trong khi dùng không khí nén lại là lựa chọn tuyệt vời dành cho máy tính xách tay.
Trong quá trình vệ sinh, bạn cần đảm bảo các mảm bám và bụi rơi ra thay vì bị kẹt ở một góc nào đó. Tiếp theo, gom chúng vào một chỗ và cho vào túi. Theo giám đốc Maker, mọi người đừng bỏ qua bước này vì nếu không vệ sinh kỹ, chất bẩn vẫn có thể tồn tại và bám vào bàn phím mới làm sạch.
Làm sạch bề mặt bàn phím
Theo giám đốc Maker, biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng khăn lau hoặc vải sợi nhỏ đã tẩm chất diệt trùng hoặc cồn y tế chứa 70% isopropyl. Hãng Apple từng khuyến cáo khách hàng không được sử dụng thuốc xịt hoặc khăn lau có chứa chất tẩy để vệ sinh sản phẩm của họ.
Biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng khăn lau hoặc vải sợi nhỏ đã tẩm chất diệt trùng hoặc cồn y tế chứa 70% isopropyl.
Lau sạch các phím và khu vực xung quanh, để ướt trong khoảng ba phút nhằm tạo điều kiện cho chất khử trùng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn để bàn phím ướt sũng, chỉ cần nhìn thấy hơi nước là được. Một khi chất lỏng ngấm vào bên trong, chúng sẽ làm hỏng các bộ phận điện tử. Do đó, bạn nên vắt kiệt nước trước khi dùng khăn lau. Một cách khác là sử dụng bông tăm tẩm cồn pha loãng để làm sạch những khu vực khó vệ sinh.
Sau khi bạn hoàn thành các bước trên, hãy đặt bàn phím ở nơi thoáng mát vài phút trước khi lau khô. Đừng bao giờ cắm điện nếu thiết bị này vẫn còn nước đọng ở các khe kẽ và bề mặt.
Tùy thuộc vào loại bàn phím, nhiều nhà sản xuất khuyên người dùng nên tháo hoàn toàn các bộ phận để làm sạch triệt để ít nhất mỗi năm một lần.
Nên lau chùi bàn phím bao lâu một lần?
Theo nghiên cứu tại Tổ chức Uqora, 52% mọi người cho rằng chúng ta cần làm sạch bàn phím khoảng một hoặc hai lần mỗi tháng. Tuy nhiên, để loại bỏ mầm bệnh và vi khuẩn tối đa, bạn nên vệ sinh thiết bị này bằng khăn lau chứa chất khử trùng hàng ngày. Nếu bạn là người duy nhất sử dụng máy tính, các vi khuẩn ít có khả năng gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mỗi tuần vệ sinh một lần là phù hợp.
Theo nghiên cứu tại Tổ chức Uqora, 52% mọi người cho rằng chúng ta cần làm sạch bàn phím khoảng một hoặc hai lần mỗi tháng.
Ngăn ngừa vẫn là việc làm quan trọng nhất. Rửa tay thường xuyên và tránh ăn đồ ăn cạnh máy tính sẽ giảm bớt bụi bẩn bám vào bàn phím.
(Nguồn: Pre)
Nhung Mai