Có những bằng chứng khoa học cho thấy tắm nước lạnh đem lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Tuy vậy với một số người tắm nước lạnh (thậm chí là vào mùa hè) cũng không dễ. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc một số mẹo để tắm nước lạnh và những điều cần lưu ý.
Nhiều người thích tắm nước ấm hơn tắm nước lạnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng nước lạnh có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là một số lợi ích tiềm năng của việc tắm nước lạnh.
Kích hoạt cơ thể
Tắm nước lạnh có thể đem lại cảm giác sảng khoái, sẵn sàng cho mọi hoạt động cơ thể hơn. Theo một phân tích tổng hợp của nghiên cứu về tắm nước lạnh đã công bố trên tạp chí Y học Thể thao Anh (British Journal of Sports Medicine), tắm nước lạnh có nhiều tác dụng đối với sinh lý cơ thể. Bao gồm làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng cường hô hấp. Nước lạnh cũng làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể vì nó phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ổn định. Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn và có nghĩa là giảm cân nhiều hơn.
Hệ thống miễn dịch mạnh hơn
Một nghiên cứu khác nhận thấy rằng tỷ lệ ốm khiến người bệnh phải nghỉ làm hoặc nghỉ học giảm 29% ở những người thực hành tắm nước lạnh. Nghiên cứu đã tập hợp số liệu ghi nhận trên 3.018 người. Họ được chia nhóm, một nhóm tắm theo chế độ đối ứng nhiệt (đầu tiên tắm bằng nước nóng sau đó chuyển sang tắm nước lạnh). Một nhóm khác chỉ tắm nước ấm như bình thường và hoàn toàn không sử dụng nước lạnh.
Ở những người tắm nước lạnh, hai loại tế bào bạch cầu: bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho tăng lên, trong đó, một số tế bào lympho có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virut, và các chất độc.
Tắm nước lạnh kích hoạt cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy, nước lạnh kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể bất kể thời gian tắm lâu hay mau.
“Doping” tinh thần
Một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, tắm nước lạnh có thể mang lại lợi ích thúc đẩy tâm trạng. Vì tắm nước lạnh kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm và tăng khả năng dẫn truyền thần kinh như norepinephrine và endorphin, khiến các triệu chứng trầm cảm giảm sau khi tắm lạnh, người tắm lạnh sau đó cảm thấy tâm trạng sảng khoái, yêu đời hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tắm nước lạnh có thể thay thế cho điều trị trầm cảm.
Làm mát, giảm viêm
Liệu pháp ngâm nước lạnh (ngâm cơ thể trong nước đá hoặc tắm lạnh) là một phương pháp phổ biến trong y học thể thao. Các nhà vật lý trị liệu chuyên về thể thao cho rằng nhiệt độ nước lạnh có thể nhanh chóng làm giảm quá trình tăng nhiệt và giảm viêm. So với tắm nước lạnh dưới vòi sen, liệu pháp ngâm lạnh hiệu quả hơn trong việc giảm nhiệt, làm mát cơ thể trong các hoạt động gắng sức.
Cải thiện và phục hồi thể chất
Nghiên cứu cho thấy rằng ngâm nước lạnh và trị liệu bằng liệu pháp nước nhiệt đối ứng (đầu tiên sử dụng nước nóng, sau đó là nước lạnh) có thể giúp tăng cường phục hồi và giảm cảm giác mệt mỏi cho cơ thể. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho các vận động viên để giảm cảm giác mệt mỏi liên quan đến hoạt động tập luyện.
Giảm đau
Theo các nhà khoa học, nước lạnh có tác dụng giống như thuốc gây tê cục bộ để giảm đau. Tiếp xúc với nước lạnh có thể làm cho các mạch m.áu co lại, điều này giúp giảm sưng đau. Nước lạnh cũng có thể làm chậm tốc độ mà tín hiệu thần kinh dẫn truyền xung động truyền tín hiệu đau đến não, có thể làm giảm cảm nhận về cơn đau.
Thực hành tắm nước lạnh và lưu ý
Nhiệt độ nước thế nào là lạnh tùy thuộc mỗi cơ thể khác nhau. Một số nghiên cứu đưa ra mức tiêu chuẩn nhiệt độ nước lạnh là dưới 200C. Có người có thể đạt được hiệu quả tích cực từ một “cơn mưa lạnh” ngắn ngủi trong vòng 1 phút từ vòi sen. Có người lại có thể tắm lâu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu thấy rằng, tắm đối ứng nhiệt, nghĩa là tắm nước lạnh sau khi tắm nước nóng là một trị liệu tốt cho cơ thể.
Để dễ dàng, tốt nhất là tắm nước nóng sau đó chuyển sang tắm nước lạnh trong một khoảng thời gian ngắn vài phút.Thời gian đầu có thể 30 giây-1 phút, sau tăng lên tùy theo khả năng chịu đựng của từng người. Thực tế, trị liệu nước lạnh thường trong khoảng 5-10 phút đối với những người đã làm quen với cách tắm này.
Khi chuyển sang nước lạnh, nên bắt đầu với từng phần của cơ thể, từ chân đến tay, từ bụng đến ngực rồi lưng, sau mới đến đầu. Từ những lần tắm nước lạnh ngắn ban đầu, dần dần sẽ hình thành một thói quen có lợi cho sức khỏe.
Cần nhớ, tắm nước lạnh chỉ là liệu pháp hỗ trợ sức khỏe chứ không thay thế các phương pháp điều trị bệnh khác.
Một số người nên thận trọng khi tắm nước lạnh. Bao gồm những người đang bị suy giảm miễn dịch, những người mắc bệnh tim nghiêm trọng. Nếu bạn e ngại, trước khi thực hành tắm nước lạnh có thể hỏi bác sĩ để biết tình trạng sức khỏe của bản thân có phù hợp hay không.
BS. Trịnh Hồng Minh
Theo suckhoedoisong
Cải thiện dinh dưỡng học đường của t.rẻ e.m
Chế độ ăn cho trẻ lứa t.uổi tiểu học với việc bổ sung đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và vi chất giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ.
Giai đoạn tích lũy dưỡng chất
PGS-TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này (1.000 ngày đầu đời) là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé. Ngược lại, trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ. Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ phụ thuộc vào từng mốc giai đoạn: bà mẹ mang thai (270 ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung (365 ngày – nuôi con năm thứ nhất) và chế độ ăn của trẻ từ 1 đến 2 t.uổi (365 ngày – nuôi con năm thứ 2).
Vườn rau do các học sinh Trường tiểu học Tống Phan (Hưng Yên) tự trồng
Cũng theo PGS Mai, giai đoạn tiểu học (6-11 t.uổi) là thời điểm cơ thể đẩy mạnh phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đây còn là giai đoạn tích lũy dưỡng chất để chuẩn bị cho quá trình dậy thì. Thiếu hụt thành phần dinh dưỡng nào cũng đều gây ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện tầm vóc cũng như trí lực của trẻ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
PGS Mai cho biết thói quen ăn uống của học sinh có một số điểm thay đổi như: xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn ít có lợi cho sức khỏe; xu hướng ăn khẩu phần ăn quá lớn và ăn nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu, trong khi đó lại ăn ít rau, trái cây và ăn chưa đủ nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở TP HCM chiếm tới 30%, trong đó ở một số khu vực tỉ lệ này lên tới 40%. Như vậy, trung bình gần 2 trẻ thì có 1 trẻ bị thừa cân béo phì. Nguyên nhân của tình trạng này do học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp.
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật trong chu kỳ vòng đời. Bữa ăn học đường chiếm một phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên cho đến nay còn một số hạn chế bao gồm chưa có các danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng, các vi chất thiết yếu cho từng nhóm t.uổi, cho từng mùa. Đến thời điểm này các thực phẩm, món ăn được đưa vào bữa ăn học đường chủ yếu mang tính cảm tính, chưa dựa trên các cơ sở khoa học dinh dưỡng.
Vườn rau do các học sinh Trường tiểu học Tống Phan (Hưng Yên) tự trồng
Trang bị kiến thức dinh dưỡng từ bậc tiểu học
Cuối tuần qua, Chương trình Giáo dục dinh dưỡng học đường đã diễn ra tại tỉnh Hưng Yến với sự tham gia giao lưu tìm hiểu kiến thức dinh dưỡng của hơn 300 em học sinh cùng các thầy cô giáo và phụ huynh của 5 trường tiểu học. Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực ở học sinh còn hạn chế trong khi đó tỉ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng thì những hoạt động giáo dục dinh dưỡng học đường sẽ giúp các em học sinh thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.
Trò chuyện với các em học sinh, ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rèn luyện sức khỏe song hành với rèn luyện kiến thức. Bằng những thí dụ gần gũi với lứa t.uổi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học đã nhắn nhủ, các em cần có kiến thức dinh dưỡng, biết rèn luyện thể chất bên cạnh rèn luyện tri thức để làm hành trang phát triển toàn diện. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn có các hoạt động và sự chỉ đạo tới các nhà trường về việc cần phát triển toàn diện cho học sinh. Học sinh khi rời ghế nhà trường cần có các phẩm chất năng lực cần thiết và có thể chất khỏe mạnh. Muốn vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng, trang bị cho các em hiểu biết về dinh dưỡng và thói quen rèn luyện thể chất lành mạnh.
Tháp dinh dưỡng về giá trị dinh dưỡng của một số loại rau, củ quả tại trường học
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, rau lá, rau củ quả, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Số lượng tiêu thụ cho nhóm trẻ 6 – 11 t.uổi là 2 – 3 đơn vị ăn một ngày (một đơn vị ăn rau lá, rau củ quả tương đương với 100 g rau lá, củ quả). Trẻ 6 – 11 t.uổi cần ăn trung bình 2 – 3 đơn vị ăn rau lá, rau củ quả/ngày. Trái cây, quả chín mỗi ngày nên ăn từ 1,5 – 2,5 đơn vị (một đơn vị trái cây/quả chín bằng 100 gram). Bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn. Viện Dinh dưỡng cũng khuyến cáo, sữa và sản phẩm từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao vì trong thành phần có đầy đủ các chất đạm, chất béo, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bài và ảnh: Khánh Anh
Theo nguoilaodong