Tầm soát ung thư rất quan trọng: Mỹ khuyến cáo cách sàng lọc 5 bệnh ung thư phụ nữ hay gặp

Theo BS Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện ung bướu TP.HCM, các bệnh ung thư hay gõ cửa chị em phụ nữ nhiều nhất là ung thư vú, cổ tử cung, ung thư đại trực tràng…

Hiện nay, bác sĩ Tiến cho biết việc tầm soát ung thư vô cùng quan trọng vì việc điều trị thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn, thời gian phát hiện bệnh. Càng phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ thành công trong điều trị càng cao hơn.

Thời gian vừa qua, Khoa Ngoại 1 thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị ung thư ở giai đoán trễ. Có một phần lý do từ dịch bệnh nhưng cũng có những trường hợp chủ quan không có thói quen đi khám sức khoẻ định kỳ.

Với những bệnh ung thư phổ biến, bác sĩ Tiến cho rằng hiện nay mọi người có thể tầm soát bệnh ung thư theo khuyến cáo Guideline của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ.

Dưới đây là 5 bệnh ung thư thường gặp và Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo guideline sàng lọc.

1. Ung thư vú:

Phụ nữ có thể bắt đầu tầm soát ở t.uổi 40. Tất cả phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình nên bắt đầu khám tầm soát hàng năm vào năm 45 t.uổi.

Ở t.uổi 55, phụ nữ có thể chọn tiếp tục chụp nhũ ảnh hàng năm. Phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ của họ về nguy cơ ung thư vú và về bất kỳ thay đổi tại vú nào mà họ nhận thấy. Chụp nhũ ảnh hằng năm nên tiếp tục miễn là phụ nữ có sức khỏe tốt.

Tầm soát ung thư vú khi 40 t.uổi

2. Ung thư cổ tử cung:

Phụ nữ trong độ t.uổi từ 21 đến 29 cần được thử Pap mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ trong độ t.uổi từ 30 đến 65 phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc thử nghiệm Pap một mình cứ 3 năm một lần.

Phụ nữ trên 65 t.uổi đã được xét nghiệm tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường sẽ không còn được kiểm tra ung thư cổ tử cung nữa. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung có thể cần phải được kiểm tra thường xuyên hơn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về lịch khám sàng lọc tốt nhất cho bạn.

3. Ung thư đại trực tràng:

Người lớn có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên ở t.uổi 45, nhưng những người có t.iền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác nên nói chuyện với bác sĩ của họ về việc bắt đầu sớm hơn.

Một số xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm m.áu ẩn trong phân. Hãy thảo luận về xét nghiệm nào phù hợp với bác sĩ của bạn và bảo hiểm y tế. Tất cả các kết quả bất thường về xét nghiệm nên được kiểm tra bằng nội soi.

Tim hông câu ân trong phân 1 lân / năm hoăc

Tim DNA nhiêu muc tiêu trong phân 1 lân / 3 năm hoăc

Nôi soi đai trưc trang 1 lân / 10 năm hoăc

Nôi soi ao băng chup CT 1 lân / 5 năm hoăc

Soi đai trang sigma 1 lân / 5 năm.

Phu nư va đan ông 76-85 tuôi: Tuy thuôc ươc nguyên, tinh trang sưc khoe, thơi gian sông dư kiên va cac xet nghiêm tâm soat trươc đo.

Phu nư va đan ông> 85 ngưng tâm soat.

BS Nguyễn Văn Tiến và các đồng nghiệp mổ cho bệnh nhân ung thư

4. Ung thư phổi:

Những người có nguy cơ ung thư phổi cao có thể thực hiện CT scan. “Nguy cơ cao” là những người hút thuốc hiện tại (hoặc những người đã bỏ t.huốc l.á trong vòng 15 năm qua) từ 55 đến 74 t.uổi, có t.iền sử hút thuốc từ 30 t.uổi trở lên.

Điều này có nghĩa là hút thuốc trung bình 1 gói mỗi ngày trong 30 năm, 2 gói một ngày trong 15 năm hoặc tương đương. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về nguy cơ của bạn, và những lợi ích, giới hạn, và tác hại của tầm soát bằng CT.

5. Ung thư buông trưng

Đê tâm soat ung thư buông trưng, ban co thê thưc hiên xet nghiêm mau đê đo nông đô chât chi dâu ung thư hoăc siêu âm bung hoăc kêt hơp ca hai.

Tuy nhiên, vân đê la cac xet nghiêm nay không phai luc nao cung co thê phat hiên đươc ung thư buông trưng ơ giai đoan sơm.

Do đo, tâm soat ung thư buông trưng chi đươc khuyên cao cho nhưng bênh nhân co tiên căn gia đinh bi ung thư buông trưng hoăc ung thư vu. Ơ nhưng ngươi nay thi đô tuôi băt đâu tâm soat la 30 -35 tuôi.

Ngoài sàng lọc sớm ung thư, BS Tiến cho rằng ở mọi lứa t.uổi nên có lối sống lành mạnh và điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư hãy tránh xa mọi loại t.huốc l.á, giữ cân nặng hợp lý, vận động thường xuyên, ăn uống khoa học với thật nhiều trái cây và rau xanh, giảm bớt lượng bia rượu nếu bạn có uống.

Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, cần biết được t.iền sử bệnh của bản thân, gia đình và những yếu tố nguy cơ ung thư của mình.

Giữ lại thiên chức làm mẹ cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Sau ca phẫu thuật đặc biệt, các bác sĩ đã giữ lại thiên chức làm mẹ cho người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung.

Người phụ nữ ung thư khao khát được làm mẹ

Giữa cái nắng oi ả của Sài Gòn những ngày đầu hạ, cặp vợ chồng trung niên tìm đến khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, TP HCM cầu cứu bác sĩ. “Sau khi mời họ ngồi, người phụ nữ vội mở lời, thưa bác sĩ em đọc báo và nghe mọi người nói khoa ở đây có mổ ung thư cổ tử cung nhưng vẫn sinh con được, bác sĩ giúp em với” – bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1 nhớ lại.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cùng các đồng nghiệp trong cuộc mổ nội soi giữ chức năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam

Qua nội dung trao đổi, được biết vợ chồng bệnh nhân quen nhau rất lâu mới quyết định tiến tới hôn nhân cách đây 1 năm. Sau khi dành dụm được một khoản t.iền, họ quyết định có con. Khao khát được thực hiện thiên chức làm mẹ nhưng đã ở t.uổi 40 với nhiều yếu tố nguy cơ trong quá trình sinh nở nên người vợ đã đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Điều không mong muốn đã xảy ra khi kết quả tầm soát phát hiện chị bị ung thư cổ tử cung.

Trước khi đến ung bướu, vợ chồng bệnh nhân đã tới một bệnh viện khác để thăm khám thì bác sĩ tư vấn sẽ thực hiện phương pháp mổ, cắt hết tử cung. “Em nghe nói Bệnh viện Ung Bướu có thể mổ mà vẫn sinh đẻ được, vợ chồng em trăm ngàn lạy nhờ bác sĩ cứu giúp”, BS Tiến kể lại người phụ nữ nghẹn ngào trước mặt bác sĩ, rơi nước mắt vì sợ bị cắt hết tử cung.

Cũng theo BS Tiến, qua hồ sơ bệnh án cho thấy, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 với sang thương 1cm, trên MRI không phát hiện gì thêm. Ở giai đoạn như vậy bệnh nhân đang có đầy đủ tiêu chuẩn điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, với độ t.uổi như trên khả năng đậu thai hơi khó. Sau khi giải thích những yếu tố nguy cơ, khả năng sinh con thấp… Bệnh nhân đồng ý tất cả miễn sao còn cơ hội có con dù là rất thấp.

Cuộc phẫu thuật đặc biệt giữ thiên chức làm mẹ cho người bệnh

Trong rat nhieu di chung ve the chat và tinh than mà bẹnh nhan ung thu phải chịu đung, mat đi thien chuc làm mẹ thuong là van đe lo lang nhat của nhung nguoi phụ nu khong may bị ung thu phụ khoa, nhat là ung thu co tu cung. Đoi voi họ, bảo ton chuc nang sinh sản rat quan trọng và tác đọng tam lý của viẹc mat đi khả nang nang sinh sản cũng khủng khiep nhu lan đau biet mình bị ung thu.

Sau hơn 5 giờ trong phòng mổ, các bác sĩ đã thành công trong việc giữ lại thiên chức làm mẹ cho người bệnh

Với kinh nghiệm đã từng thực hiện thành công 7 ca mổ cắt cổ tử cung tận gốc có bảo tồn chức năng sinh sản, các bác sĩ tự tin có thể mang lại cơ hội cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu hơn, giúp người bệnh tăng khả năng có thai, sau giai đoạn nghiên cứu y văn các bác sĩ khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, TP HCM quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật bằng phương pháp nội soi.

Theo BS Văn Tiến, đây là kỹ thuật tiên tiến nhất không những có tính thẩm mỹ (không có sẹo mổ) mà còn làm tăng tỷ lệ đậu thai và sinh đẻ. Tuy nhiên phương pháp này chưa từng được thực hiện tại Việt Nam, mặt khác sự khó khăn, tỉ mỉ trong từng thao tác, đòi hỏi tay nghề rất cao của phẫu thuật viên.

Ngày 14/5, ca phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân đã được ê kíp các bác sĩ khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu thực hiện. Sau hơn 5 giờ căng thẳng trong phòng mổ, BS Nguyễn Văn Tiến cùng đồng nghiệp đã thực hiện thành công phương pháp nội soi cắt cổ tử cung tận gốc, nạo hạch chạu 2 ben đồng thời noi than tu cung vào am đạo, bảo ton được khả năng sinh sản cho bệnh nhân.

Theo BS Tiến, ngoài tính tham mỹ là khong thay sẹo mo, ít đau hạu phau, thoi gian nam viẹn ngan, ruọt và đuong tieu hoạt đọng tro lại som, ít nhiem trùng hạu phau, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn còn làm tang tỷ lẹ thụ thai sau điều trị vì ít gay xo dính. Cuộc mổ đặc biệt trên đã mo ra trien vọng cho ngành phau thuạt ung thu phụ khoa của Viẹt Nam, vua đieu trị hiẹu quả mà van đảm bảo chat luong song cho bẹnh nhan sau đieu trị.

(Ảnh: BS Nguyễn Văn Tiến cung cấp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *