Tâm thần vì chơi game gần 10 tiếng mỗi ngày

Thông tin từ Bệnh viện Quân y 103, mới đây, một nam bệnh nhân 21 t.uổi nhập viện trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, khí sắc giảm, mất quan tâm, hứng thú với mọi thứ.

Gia đình cho biết, 5 năm nay, con trai chơi game triền miên, thường xuyên bỏ học để chơi game. Trung bình một ngày chơi 8-10 tiếng.

“Trước khi nhập viện, cháu ở lỳ trong phòng, gọi không dậy, hay bỏ bữa, có hôm thấy con chơi đến 3-4 giờ sáng mới ngủ. Mỗi lần bố mẹ khuyên bảo là cháu cáu gắt, nổi khùng, thậm chí đ.ập cả đồ đạc trong nhà rồi bỏ ra quán net chơi tiếp”. Ngày 11/11, thấy thần sắc cháu không bình thường, đầu óc phân tán, thẫn thờ nên gia đình đưa cháu vào viện Quân y 103 khám.

Nhiều t.rẻ e.m “đốt” thời gian vào chơi game mỗi ngày

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn tâm thần do nghiện game. Các bác sĩ phải chuyển nam bệnh nhân đến Khoa tâm thần điều trị.

Bác sĩ Cao Tiến Đức, người trực tiếp khám cho bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị nghiện game nặng, biểu hiện bằng việc giao tiếp chậm chạp, trí nhớ kém, giọng nói nhỏ, cơ thể suy kiệt… Bác sĩ chỉ định ở lại viện để cai nghiện game. Phác đồ điều trị bằng uống t.huốc a.n t.hần, chống trầm cảm hằng ngày, vitamin, dưỡng não. Nếu tình trạng không cải thiện sẽ phải dùng liệu pháp sốc điện.

Bác sĩ Cao Tiến Đức cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa nghiện Internet, game vào nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi chơi dai dẳng, tái diễn. Người nghiện game khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh), thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game.

Ví dụ trẻ không thể thoát ra khỏi sự cám dỗ của game, không thể quyết định chơi game hay không… Lúc đầu có thể bệnh nhân chỉ định chơi 1-2 tiếng, sau, ham hố chơi lên 7-8 tiếng. Khi không được chơi, bệnh nhân có biểu hiện cáu gắt, c.hửi bới, phản ứng mạnh mẽ với người thân, thậm chí có trường hợp dọa t.ự s.át.

Triệu chứng thứ hai giống trầm cảm. Người nghiện game khí sắc giảm, mất quan tâm hứng thú với mọi thứ, người mệt mỏi, ăn ngủ thất thường, gây suy giảm chức năng nghề nghiệp, học tập, chức năng giao tiếp xã hội đáng kể. Khi hỏi trực tiếp người bệnh về việc chơi game, họ thường có xu hướng nói tránh về thời gian sử dụng game của mình.

Một người nghiện game sẽ dẫn tới việc thay đổi tâm thần vận động, bao gồm kích động, vận động chậm, chậm chạp khi giao tiếp, giọng nói nhỏ, số lượng ngôn ngữ ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí không nói. Ngoài ra còn rối loạn trí nhớ.

Theo bác sĩ Đức, thời gian điều trị bệnh của người nghiện game khó nói trước. Khi ra viện, bệnh nhân vẫn có thể tái nghiện. Vì vậy, gia đình cần quản lý việc sử dụng điện thoại, các thiết bị truy cập mạng… tập cho con thói quen sống lành mạnh và tái khám hằng tháng các vấn đề về tâm thần.

Nguyễn Bách

Theo petrotime

Cứu sống bệnh nhân ‘ho ra m.áu sét đ.ánh’

Đây là kỳ tích trong thực hành lâm sàng, vì bệnh nhân ho ra m.áu rất nặng, tỷ lệ t.ử v.ong gần như 100% do tình trạng tắc nghẽn đường thở cấp tính dù được cấp cứu kịp thời, nên được y văn gọi là ho ra m.áu sét đ.ánh.

Sức khỏe của bệnh nhân “ho ra m.áu sét đánh” đã ổn định. Ảnh: Báo SK&ĐS

Các bác sĩ Trung tâm Nội hô hấp của Bệnh viện Quân y 103 vừa cứu một bệnh nhân nam 62 t.uổi (quê quán Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị ho ra m.áu mức độ rất nặng.

Bệnh nhân có t.iền sử điều trị lao phổi 20 năm trước. 3 tháng gần đây bệnh nhân xuất hiện ho ra m.áu dai dẳng, ho ra m.áu tăng dần dù đã được điều trị nội khoa tích cực.

Bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm Nội hô hấp trong tình trạng suy kiệt nặng (nặng 35 kg, cao 158 cm), gù vẹo cột sống, 2 phổi bị xơ, giãn phế quản nặng. Đến nửa đêm 30/10, bệnh nhân đột ngột ho ra m.áu đỏ tươi với số lượng khoảng 600 ml và suy hô hấp (tím tái, huyết áp tụt).

Các bác sĩ đã nhanh chóng khai thông đường thở, đặt ống nội khí quản, thở máy và can thiệp mạch gây tắc động mạch phế quản. Sau 3 giờ can thiệp, bệnh nhân được chuyển về Trung tâm Hồi sức cấp cứu tiếp tục theo dõi. 2 ngày sau, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, ý thức và vận động hoàn toàn bình thường, chỉ khạc ít đờm lẫn m.áu cũ.

PGS.TS. Mai Xuân Khẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Nội hô hấp – người đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo kíp cấp cứu cho Báo SK&ĐS biết, ho ra m.áu do xơ phổi, giãn phế quản là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau khi điều trị lao phổi, nhưng bệnh nhân thường ho ra m.áu số lượng ít hoặc trung bình. Trường hợp bệnh nhân ở Vĩnh Phúc, có thể nói đây là kỳ tích trong thực hành lâm sàng, vì bệnh nhân ho ra m.áu rất nặng, tỷ lệ t.ử v.ong gần như 100% do tình trạng tắc nghẽn đường thở cấp tính dù được cấp cứu kịp thời.

Việc điều trị cho bệnh nhân này còn khó khăn hơn do thể trạng suy kiệt, tổn thương rộng cả 2 phổi, gù vẹo cột sống… vì vậy khi cấp cứu đặt ống nội khí quản các bác sĩ phải xử trí nhanh chóng, chính xác.

Cũng theo PGS.TS. Mai Xuân Khẩn, can thiệp mạch là biện pháp hiện đại, hiệu quả cao điều trị ho ra m.áu. Kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy tại Trung tâm Nội hô hấp từ nhiều năm nay và mang lại hiệu quả rất tốt.

Theo dangcongsan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *