Tam thất: Cực tốt và cực độc, biết mà dùng kẻo rước họa vào thân

Nhiều người dùng tam thất như một thức uống hàng ngày với quan niệm ‘lành, bổ, giải độc’. Tuy nhiên không phải cũng dùng được tam thất, với một số người mắc bệnh hoặc thể trạng ‘kỵ’ với tam thất, dùng loại dược liệu này còn có thể rước họa vào thân.

Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Y học Cổ truyền, Đại học Y dược Hà Nội cho biết, theo y học hiện đại, tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm m.áu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch…

Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.

Kích thích tâm thần, chống trầm uất.

Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.

Cầm m.áu, tiêu m.áu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp c.hảy m.áu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu m.áu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm m.áu nhanh các vết thương.

Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, theo các bác sỹ, đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.

Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

GS.TS Nguyễn Xuân Sinh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, Đông y xếp tam thất vào loại thuốc chỉ huyết, đầu vị của cầm m.áu. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh: cầm m.áu, hóa ứ, giảm đau (dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ). Đối tượng dùng tam thất tốt nhất là phụ nữ sau sinh chữa c.hảy m.áu, m.áu tụ và thiếu m.áu…

Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm m.áu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u.

Tốt nhất là dùng tam thất dưới dạng “thực phẩm” tam thất tần gà hoặc dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g uống với nước ấm. Khi dùng cần chú ý: Đối với trường hợp làm tiêu m.áu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra.

Ảnh minh họa: Internet

Ví dụ, xuất huyết t.iền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch m.áu hoặc trong tim đã có các cục m.áu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục m.áu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục m.áu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch m.áu, đôi khi gây ra đột quỵ…

Người thuộc thể trạng hàn, thường thấy lạnh, đại tiện lỏng nát, bàn tay bàn chân lạnh… Hoa tam thất tính mát, dùng cho người thể trạng hàn sẽ càng hàn hơn.

Hơn nữa tam thất lại có tác dụng hoạt huyết hóa ứ có thể khiến k.inh n.guyệt ra quá nhiều. Trường hợp người phụ nữ vốn có huyết ứ làm k.inh n.guyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa k.inh n.guyệt, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Người đang cảm lạnh cũng không nên dùng tam thất vì có thể làm cảm lạnh nặng hơn.

Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tam thất và các loại thảo dược từ tam thất vì tác dụng hoạt huyết có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Tam thất có tính lạnh cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính mát của tam thất khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng, châm tiêu… lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Ăn ngó sen: Trước khi ăn cần lưu ý 3 điều để tránh rước bệnh

Ngó sen ngon bổ nên vào mùa thu, người ta thường tận dụng để ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm này không đúng cách có thể khiến bạn rước bệnh vào thân.

Ngó sen ăn vào mùa thu được coi là thần dược chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm m.áu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao tới 44mg trên 100g, nhiều hơn chanh và cam. Không chỉ là món ăn ngon, đem lại nhiều dinh dưỡng, ngó sen còn được sử dụng làm thuốc.

Ngó sen ngon bổ nên vào mùa thu, người ta thường tận dụng để ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm này không đúng cách có thể khiến bạn rước bệnh vào thân. Giới chuyên gia khuyến cáo, khi ăn ngó sen cần lưu ý những điều quan trọng sau:

1. Không ăn ngó sen sống

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ngó sen nằm trong nhóm những loại rau thủy sinh nên thường mang ấu trùng, khi vào cơ thể người sẽ sản sinh sán.

Như chúng ta đã biết, ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống này. Ngoài một số bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá thường gặp, ngó sen còn là nơi trú ẩn lý tưởng của ấu trùng sán lá ruột.

Ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống này.

Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hoặc một số loài gia súc, đặc biệt là lợn. Thông qua đường tiêu hóa, loại sán này sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Khi bị nhiễm bệnh, trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị thiếu m.áu nhẹ, mỏi mệt, sức khoẻ giảm sút.

“Nguy cơ này cao hơn nếu ngó sen được nuôi trồng ở vùng nước dễ bị ô nhiễm. Do đó, tốt nhất không nên ăn ngó sen sống, nên nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo không bị lây nhiễm sán”, chuyên gia khẳng định.

2. Không ăn ngó sen thường xuyên

Dù ngó sen rất tốt nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên. “Ngó sen có tính hàn, nên hạn chế ăn, không nên ăn thường xuyên. Hạn chế cho t.rẻ e.m sử dụng, đặc biệt là trẻ có tỳ vị không tốt”, lương y nhấn mạnh.

Dù ngó sen rất tốt nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên.

3. Mắc những bệnh sau không nên ăn ngó sen

Bệnh nhân tiểu đường

Do ngó sen giàu tinh bột nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều ngó sen. Nếu muốn ăn thì cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Người bị dạ dày

Ngó sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì càng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Mẹo giúp ngó sen không bị thâm khi chế biến

Để ngó sen không bị thâm, bạn nhặt sơ và cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó ngâm với một ít muối và một ít nước cốt chanh, để một lúc là được. Hoặc có một cách khác là nhúng ngó sen vào nước đang sôi rồi vớt ra ngay. Cho ngó sen ngâm với một ít muối rồi sau đó dùng nước trong rửa sạch.

Theo afamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *