Tắm vòi sen sao cho khoẻ?

Làm sao để tránh hại sức khoẻ khi tắm vòi sen là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, sau khi có thông tin về nghiên cứu khoa học: trong vòi sen có hàng triệu vi trùng ẩn mình.

Để an toàn không nên ngửa mặt trực tiếp nhận dòng nước từ vòi sen.

Theo báo cáo của viện hàn lâm khoa học Mỹ, kết quả kiểm tra của các nhà khoa học mới đây với 45 phòng tắm vòi sen tại năm bang của nước Mỹ đã cho thấy có khoảng 30% bị nhiễm vi khuẩn mycobacterium avium. Vi khuẩn này hình thành lớp dày bám vào bên trong vòi sen và có thể phát tán ra theo các tia nước, gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cả trên và dưới (họng, phế quản, phổi) cho người sử dụng khi hít hoặc nuốt phải.

Khi nhiễm khuẩn, người bệnh có những triệu chứng mệt mỏi, đau nhức dai dẳng, ho khan, hơi thở ngắn, yếu ớt và thường cảm thấy không khoẻ, về lâu dài sẽ gây ra viêm phổi và các bệnh hô hấp. Mức độ nhiễm càng tăng khi người sử dụng ngửa mặt trực tiếp nhận dòng nước hoặc hứng nước từ vòi sen.

Trước những thông tin trên, PGS.TS Đào Thanh Sơn, viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết người dân không nên quá lo sợ mà từ bỏ thói quen tắm vòi sen bởi tắm bằng vòi sen cũng có những tác dụng nhất định cho sức khoẻ. Các tia nước từ vòi sen giúp kích thích các huyệt đạo, làm m.áu lưu thông tốt, giải phóng các cơ bắp khỏi nhức mỏi và đặc biệt làm dịu đi căng thẳng toàn thân. Thực tế, nếu biết cách vẫn có thể sử dụng vòi sen mà không lo nhiễm bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của ông Sơn với người sử dụng vòi sen:

Nên xài vòi sen kim loại: các đầu vòi sen bằng chất liệu plastic là nơi trú ẩn tốt nhất cho vi khuẩn mycobacterium avium và nhiều loại vi trùng khác. Vì vậy nên dùng vòi sen kim loại, vi trùng sẽ khó làm ổ hơn.

Trước khi tắm: bật vòi sen lên và xả nước ra ngoài từ 1 – 2 phút rồi tắm. Đối với những gia đình sử dụng bình nóng lạnh, giữ chế độ nóng và xả vài phút để t.iêu d.iệt bớt vi khuẩn sau đó điều chỉnh lại mức phù hợp rồi tắm.

Dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dùng: lau rửa vòi sen thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sẽ giúp giảm vi khuẩn bám dính. Hiệp hội bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Mỹ còn khuyến cáo bồn tắm nước nóng và bể tắm khoáng cũng chứa đựng nguy cơ n.hiễm t.rùng tương tự vòi sen nên khi sát khuẩn cũng phải thường xuyên cọ rửa những nơi này và cả nhà tắm, nhất là khu vực nhà vệ sinh, ít nhất một lần/tuần.

Thanh Lâm

SGTT

Người có hệ miễn dịch suy yếu như người già, phụ nữ mang thai hoặc những người đang chống chọi với các bệnh tật khác có liên quan tơi phôi… nên chọn cách tăm bôn hay dùng dụng cụ múc nước thay vi tăm voi sen. Với những người có huyết áp cao khi gặp nước lạnh và áp lực mạnh từ vòi sen, huyết quản sẽ co lại thật gấp, lượng m.áu lớn dồn về nội tạng làm cho huyết áp càng cao hơn, có thể làm vỡ mạch m.áu não gây xuất huyết, hôn mê, thậm chí t.ử v.ong. Người đau thần kinh toạ và các chứng thần kinh khác, người bị viêm khớp và đau khớp cũng không nên tắm nước lạnh. Ngoài ra những người bị dị ứng lạnh như chứng mẩn mề đay do lạnh, chứng mẩn ngứa về mùa đông… trong thời gian phát bệnh cũng nên kiêng tắm nước lạnh. Khi không phát bệnh, nếu muốn rèn luyện da, lúc đầu tắm nước nóng rồi dần dần tắm nước ấm, sau đó hạ dần xuống đến mức nước lạnh để không ảnh hưởng sức khoẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *