Tầm xuân trị cảm nắng

Dân gian thường dùng cả thân, rễ, lá, ngọn non và quả tầm xuân dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tầm xuân (ảnh trên) là loại cây mọc thành bụi, toàn thân có nhiều gai nhọn. Lá tầm xuân dạng kép lông chim, có 5 – 7 lá chét nhỏ. Hoa có 5 cánh, ban đầu có màu hồng nhạt, sau chuyển sang sắc hồng đậm rồi cuối cùng có màu trắng.

Dân gian thường dùng cả thân, rễ, lá, ngọn non và quả tầm xuân dùng làm thuốc chữa bệnh.

Hoa tầm xuân được thu hoạch vào mùa hè; lá và rễ được thu hoạch quanh năm; quả được hái về làm thuốc khi chín. Các bộ phận trên đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi/sấy khô.

Theo y học cổ truyền, cây tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng trong, khu phong, lợi thấp, kích thích lưu thông tuần hoàn m.áu, tiêu độc, giảm đau.

Trị cảm nắng: Sắc 3 – 9g hoa tầm xuân lấy nước đặc uống. Ngoài ra có thể kết hợp 5g hoa tầm xuân với 10g rễ cây qua lâu, 30g sinh thạch cao và 15g dương cửu. Sắc kỹ chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Đều đặn uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt.

Điều trị ra m.áu cam, ói ra m.áu: 6g hoa tầm xuân, 15g tử tuệ căn và 30g rễ cỏ tranh. Tất cả các vị trên hợp thành một thang. Cho vào ấm sắc trong 30 phút lấy nước uống giúp cầm m.áu trong các trường hợp bị ra m.áu cam, thổ huyết.

Điều trị mụn ung nhọt có mủ: Lá tầm xuân khô, giấm, mật ong. Nghiền lá tầm xuân thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít trộn chung với giấm và mật ong sao cho được hỗn hợp đặc sệt. Đắp trực tiếp lên khu vực bị tổn thương mỗi ngày 1 lần.

Trị đau răng, chữa viêm loét miệng: Rễ tầm xuân tươi đem sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

2 ngày nín thở lấy mảnh gương vỡ khỏi bụng b.é t.rai 10 tháng t.uổi

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) vừa cứu sống một b.é t.rai 10 tháng t.uổi nuốt mảnh gương vỡ khá to dẫn đến ói ra m.áu liên tục.

Ngày 20-6, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chia sẻ về ca bệnh đáng chú ý vừa mới được xuất viện. Đó là một b.é t.rai tên Đ.P.Q.Kh (10 tháng t.uổi, ngụ quận 8 – TP HCM), nhập viện trong tình trạng nôn ói liên tục, quấy khóc, khó chịu. Các bác sĩ khai thác bệnh sử, người mẹ nói rằng bé đã lượm và nuốt một cái gì đó trên sàn nhà trong lúc chị đi pha sữa cho cháu. Thấy con khóc, ói và m.áu c.hảy ở miệng, chị vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Cháu bé đã khỏe mạnh – ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP

Qua trò chuyện, người mẹ tiết lộ lúc sáng chị có làm vỡ một tấm gương soi, sau đó đã dọn dẹp. Nghi ngờ bé nuốt phải mảnh gương vỡ, các bác sĩ đã tức tốc cho chụp X-quang bụng – ngực và chuẩn bị phẫu thuật nội soi để gắp dị vật.

Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, mảnh gương vỡ khá to so với thân hình và đường ruột cháu bé đang đi nhanh qua thực quản, dạ dày, môn vị, xuống tá tràng… Việc nội soi gắp dị vật sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, dạ dày, thực quản… vì bản thân mảnh vỡ đã rất bén.

Phim X-quang cho thấy mảnh gương vỡ khá lớn so với thân hình cháu bé – ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP

Sau đó, cháu bé bớt ói và quấy khóc nên các bác sĩ đã có quyết định táo bạo: để đó theo dõi, chụp X-quang mỗi 4-6 giờ, sử dụng thuốc băng dạ dày, thuốc làm mềm phân… để bé có thể tự đẩy dị vật khỏi cơ thể khi đi tiêu. Một ê-kíp phẫu thuật vẫn luôn trực chiến để can thiệp ngay nếu bé đau bụng hay phát hiện mảnh gương vỡ bị mắc kẹt, cứa vào các vị trí trong đường tiêu hóa gây tổn thương…

Rất may sau 2 ngày, bé đã đi tiêu ra mảnh vỡ kích thước 0,3×1 cm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo: “Qua trường hợp này chúng tôi lưu ý đến quý phụ huynh chú ý luôn có người giữ trẻ nhỏ liên tục, dọn dẹp kỹ nhà cửa, không cho trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ vì trẻ có thể ngậm, nuốt gây dị vật đường tiêu hóa hoặc đường thở, gây tắc nghẽn, suy hô hấp, cũng như các tổn thương khác có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi không để trẻ ngậm muỗng, nĩa, đũa, bút… dễ gây tổn thương khi trẻ té hoặc bị va chạm với trẻ khác”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *