Tăng cường sức khỏe với rau xanh đậm

Thường thì rau sẫm màu có hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C tương đối cao hơn rau sáng màu, đồng thời còn chứa càng nhiều hoạt chất thực vật có lợi ích tốt cho sức khỏe.

Một số loại rau màu xanh đậm bạn nên sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp lơ xanh…

Hàm lượng chất xơ có trong các loại rau lá xanh chính là nhân tố giúp ngăn chặn ung thư ruột già – Ảnh: Internet

Đẹp da, chống lão hoá

Các loại rau xanh đậm thường rất giàu vitamin A, B, C E, sắt… và các chất oxy hóa. Những chất này sẽ tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa.

Giảm loãng xương

Ngoài nguồn cung cấp canxi lớn như sữa và các sản phẩm từ sữa thì canxi còn có trong thực phẩm màu xanh đậm. Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong rau có màu xanh đậm còn có tác dụng hỗ trợ việc chuyển hoá canxi và hình thành xương.

Giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Trong quá trình chuyển hoá dưỡng chất trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hoá protein sẽ sinh ra chất cysteine (một axit trong cơ thể), ở hàm lượng bình thường thì cysteine không gây hại. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất này quá cao có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và nhận thức, từ đó gây ra bệnh suy giảm trí nhớ.

Nhờ chứa nhiều loại vitamin như B6, B12… mà các loại rau xanh đậm có thể trung hoà và phòng ngừa chất cystenie tránh bị oxy hoá từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí.

Giảm cân hiệu quả

Lượng calo có trong rau xanh rất thấp, đó chính là lý do vì sao rau xanh là một thành phần chính không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, không phải cứ ít calo thì sẽ giúp giảm cân. Rau xanh, ngoài kiểm soát và giảm lượng calo thu nạp vào cơ thể còn cung cấp thêm rất nhiều nitrit – hợp chất giúp chuyển hóa mỡ trắng (dự trữ năng lượng dưới dạng lipid) sang mỡ nâu (đốt cháy năng lượng và tỏa nhiệt).

Hai yếu tố trên kết hợp lại giúp cho hiệu quả giảm cân bằng rau xanh được tăng lên gấp đôi so với các loại thực phẩm khác.

Cải thiện não bộ

Nếu bạn không thể nhớ được mình đã ăn gì vào sáng hôm qua hay những ngày trước đó thì giờ đã đến lúc bạn phải ăn nhiều rau hơn.

Lượng vitamin B9, folate, carotenoid và các chất chống oxy hóa dồi dào có trong rau xanh sẽ tạo thành cơ chế kì diệu chống lại sự hình thành các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề suy giảm trí nhớ do lão hóa.

Giảm tỉ lệ ung thư ruột già

Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ một lượng lớn rau lá xanh như cải xoăn, cải bắp, cải xanh hay bông cải xanh sẽ giúp làm giảm tỷ lệ ung thư ruột già.

Hàm lượng chất xơ có trong các loại rau lá xanh chính là nhân tố giúp ngăn chặn ung thư ruột già. Không chỉ vậy, ăn nhiều rau xanh còn giúp gia tăng đáng kể các hợp chất chống oxy hóa, chống ung thư như indoles, sulforaphane, and isothiocyanates… từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư da và ung thư dạ dày.

Quỳnh An (t/h)

Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Bé nhà cháu khá bụ nhưng có người nói bụ bẫm vẫn có khi bị còi xương. Xin bác sĩ cho biết, làm thế nào để phát hiện con bị còi xương và cách phòng ngừa?

Bùi Thị Loan (Hà Giang)

Ảnh minh họa

Đúng là cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay ăn sữa ngoài đều sẽ không đủ vitamin D. Nhất là khi mang thai chế độ ăn uống của mẹ không cung cấp đủ chất này, hay kiêng cữ cho bé quá kỹ ở trong nhà, thiếu ánh nắng mặt trời…

Nguy cơ còi xương ở trẻ quá bụ bẫm còn do nhu cầu về canxi, phospho, vitamin D ở các trẻ này cao hơn những trẻ bình thường. Dấu hiệu thường thấy của còi xương ở trẻ: hay quấy khóc không lý do, đêm ngủ không yên giấc và ra nhiều mồ hôi, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị giật mình. Trẻ bị rụng tóc vành khăn. Quan sát thấy thóp của trẻ rộng, mềm, lâu đầy kín và lúc thở thấy phập phồng mạnh, đỉnh đầu và trán có bướu nhô rõ. Xương đầu mềm nên bị bẹp giống như đầu cá trê. Răng mọc chậm và trẻ hay bị táo bón. Trẻ chậm biết lẫy, biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường. Đối với trẻ bị còi xương cấp tính thường kèm theo chứng co giật do bị hạ canxi trong m.áu.

Trẻ bị còi xương nặng thì gây ra nhiều biến chứng như có chuỗi hạt ở sườn, chân tay vòng kiềng… Để phòng ngừa bé bị còi xương, bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho bé tắm nắng khoảng 10-15 phút vào buổi sáng. Nếu bé đã ăn dặm lưu ý các thực phẩm sẵn có chứa nhiều canxi có thể dùng nấu cho trẻ ăn là vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống, cua, tép khô, ốc, tôm, lòng đỏ trứng, sữa… Ngoài ra cho trẻ uống thêm canxi.

BS. Nguyễn Thị Lý

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *