Tăng huyết áp khiến nhiều người trẻ đột quỵ

Rất nhiều người trẻ t.uổi rơi vào tình trạng đột quỵ xuất huyết não vì không biết bản thân bị tăng huyết áp hoặc chủ quan với bệnh.

Nguyên nhân gây đột quỵ sớm ở người trẻ chủ yếu là do tăng huyết áp xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, dị dạng mạch m.áu não hoặc những bệnh lý di truyền (tim mạch). Đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng do chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động, stress.

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp

Những triệu chứng của tăng huyết áp diễn ra khá âm thầm. Do vậy người bệnh phát hiện qua thăm khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã xuất hiện biến chứng. Một số triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp bao gồm:

– Đau đầu

– Chóng mặt

– Nóng bừng mặt, có các cơn nóng đầu, nóng mặt như bốc hỏa

– Hồi hộp

– Tức ngực

– Có thể hụt hơi

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ não ở người trẻ.

Những dấu hiệu này thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra, còn có một trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện dữ dội hơn như:

– Đau nhói vùng ngực

– Suy giảm thị lực

– Thở gấp

– Đỏ mặt hoặc da tái xanh

– Nôn hoặc buồn nôn

– Hồi hộp, đ.ánh trống ngực

Phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ

Để phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở người trẻ cũng như tăng huyết áp thì cần phải thay đổi thói quen, lối sống. Bởi một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ là do tăng huyết áp xuất phát từ lối sống thiếu khoa học gây ra.

Bác sĩ hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà.

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học như:

– Duy trì cân nặng hợp lý. Với những người thừa cân, béo phì cần giảm cân, những người có cân nặng bình thường thì nên cố gắng duy trì hợp lý (chỉ số BMI nên ở mức 18,5 -22,9).

– Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và cân bằng. Một số thực phẩm có thể giúp kiểm soát huyết áp như rau củ quả, trái cây. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thịt đỏ…. Chế độ ăn DASH là một trong những chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp.

– Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói.

– Duy trì tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để kiểm soát huyết áp. Mỗi ngày nên duy trì khoảng 30-60 phút tập luyện với cường độ vừa phải, một số bộ môn được khuyến khích như đi bộ, đi xe đạp…

– Hạn chế rượu bia, t.huốc l.á.

– Tránh xa stress, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

– Có đến 90% trường hợp bệnh nhân mắc huyết áp cao nhưng không có triệu chứng. Do vậy mọi người nên thường xuyên đo huyết áp để nhận biết các dấu hiệu bất thường của huyết áp. Trong trường hợp huyết áp

Tăng cường nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi trời chuyển rét sâu

Miền Bắc đang trong những ngày rét đậm rét hại, trời chuyển lạnh sâu đột ngột. Đây cũng thời điểm đột quỵ, tai biến gia tăng, đặc biệt ở người già, người có t.iền sử tăng huyết áp, bệnh nền…

Theo dự báo, rét đậm rét hại có thể kéo dài trong những ngày tới. Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đ.ánh giá, diễn biến thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m.

Thời gian gần đây, Khoa Thần kinh (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 (hay liệt miệng, méo miệng). Đáng nói, không chỉ người già mà nhiều người trẻ cũng nhập viện do chủ quan không giữ ấm cơ thể.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện E cũng liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch. Điều đáng nói, đột quỵ não ngày càng trẻ hóa do nhiều người còn chủ quan.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết Online, bác sĩ Lê Văn Thiệu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, các triệu chứng ban đầu của đột quỵ có thể xác định thông qua hàng loạt các biểu hiện như tê, yếu cơ, thường xảy ra ở một bên của cơ thể; thị lực ở một hoặc cả 2 mắt có sự thay đổi; chóng mặt, xây xẩm mặt mày; đi lại không vững; méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ…

Bác sĩ Lê Văn Thiệu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương).

Đáng nói, đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, vào bất kì thời điểm và địa điểm nào và không có các dấu hiệu báo trước.

Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh, nếu người thân bắt đầu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để có các biện pháp sơ cứu kịp thời. Thời điểm vàng để tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi phục, hạn chế tối đa khả năng biến chứng và t.ử v.ong cho bệnh nhân.

Nếu không phát hiện và tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể t.ử v.ong hoặc để lại những di chứng rất nặng nề, khiến người bệnh tàn phế, liệt nửa người/toàn thân, nằm trên giường bệnh suốt đời.

Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh, trước hết cần phòng ngừa các yếu tố nguy cơ liên quan như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…

Trong thời điểm mùa lạnh, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, khi cơ thể bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch m.áu bị vỡ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng số lượng ca đột quỵ trong mùa lạnh. Do vậy, cần mặc ấm, mặc nhiều lớp quần áo, che kín vùng đầu và bàn tay, đi tất và mang giày ấm, không ra lạnh đột ngột. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề này với người già, người cao t.uổi.

Trong thời điểm mùa lạnh, cũng không nên vận động quá sức. Tuy nhiên, việc tập thể dục đều đặn vẫn rất cần thiết trong mùa lạnh nhằm giúp tăng cường tuần hoàn m.áu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Bên cạnh đó, cần duy trì các thói quen tốt ăn uống lành mạnh, hạn chế việc hút t.huốc l.á, uống rượu bia hay ăn nhiều đồ ăn chứa lượng lớn dầu mỡ…

Việc thường xuyên khám sức khỏe định kì cũng rất cần thiết để sớm phát hiện những nguy cơ đột quỵ để chủ động điều trị và phòng tránh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *