Tập đúng cách mới khỏe

Tập thể dục không đúng cách, không đúng thời điểm, có cách nghỉ ngơi, tắm rửa không khoa học…, đặc biệt khi thời tiết giao mùa như hiện nay rất dễ dẫn tới những vấn đề sức khỏe

Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Thống Nhất, trong thời điểm cuối năm, thời tiết nhiều đợt trở lạnh, mặt trời lên chậm, việc điều chỉnh giờ tập thể dục là rất cần thiết để việc tập thể dục được an toàn và hiệu quả, nhất là đối với người lớn t.uổi, có bệnh nền…

Nguy cơ đột quỵ

Được BS khuyên tập thể dục thường xuyên vì xuất hiện tình trạng mỡ trong m.áu, ông Nguyễn B.C (50 t.uổi; quận Gò Vấp, TP HCM) quyết tâm thức dậy lúc 5 giờ mỗi sáng để tập thể dục. Nhưng khỏe đâu chưa thấy, vài hôm sau ông đã… lăn ra bệnh. “Ngày nào tôi cũng đi làm trong trạng thái nhức đầu, uể oải, cứ tưởng mới tập chưa quen. Mà tôi chỉ đi bộ nhanh nửa tiếng ngoài công viên gần nhà rồi về tắm rửa, đi làm, nói quá sức thì cũng chẳng phải” – ông C. thắc mắc với BS khi đi khám.

Ông Trần T. (45 t.uổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) thì một phen hú hồn bởi sau một lần tập thể dục rồi đi tắm, ông T. chợt thấy người lạnh run, sau đó mệt mỏi, buồn nôn. “Tôi tưởng đột quỵ đến nơi, may là người vốn khỏe nên sau một hồi nghỉ ngơi cơn mệt cũng qua. Mẹ tôi thì bảo đó là bị nhiễm nước, cái này dễ đột tử như chơi” – ông T. kể lại.

Cần tập thể dục đúng cách để có sức khỏe tốt. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

“Hiện nay, thời điểm tập thể dục tốt nhất là lúc trời đã hửng sáng, có nắng nhẹ. Tập đổ mồ hôi khi trời còn tối, còn sương giá rất dễ gây nên hiện tượng co mạch ở vùng đầu, dẫn đến cơn nhức buốt đầu. Nếu người có sẵn bệnh nền cao huyết áp, sự co mạch do nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ là rất cao. Ngoài ra, nếu tập ở những nơi nhiều cây xanh, khi trời vẫn còn tối thì không khí sẽ không được dễ chịu. Nên chờ khi có nắng, cây xanh bắt đầu quang hợp, thải ra ôxy thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn” – BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ giải thích.

Tắm sau khi tập thể dục cũng là điều cần lưu ý. Theo BS Anh Vũ, nên nghỉ ngơi một chút cho bớt mệt, khô mồ hôi rồi hãy tắm và nên tắm bằng nước ấm. Bởi sau khi tập, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi. Việc dội nước lạnh vào quá sớm sẽ gây ra co mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Mức độ nhẹ hơn, ở người khỏe mạnh, không đến mức đột quỵ nhưng cũng có thể bị nhức đầu, mệt mỏi cả ngày.

Tương tự, việc tập thể dục ngoài trời vào tối muộn cũng không nên vì hoạt động mạnh gần giờ đi ngủ thường dẫn đến khó ngủ, chưa kể nguy cơ bị nhiễm lạnh trong thời tiết giao mùa, nhất là ở người thể chất yếu.

Không có chuyện “quen với cơn đau”

BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cảnh báo suy nghĩ của nhiều người khi bắt đầu tập những bài nặng hoặc lâu ngày bỏ tập rồi tập lại, cảm thấy đau rêm rêm nhưng chủ quan “cứ tập rồi cơ thể sẽ quen với cơn đau, hết thấy đau”.

“Khi thấy đau, tức là đã tập quá mức cơ thể có thể thích nghi được. Điều này thường gặp ở người lâu ngày bỏ tập hoặc trước giờ không tập nay mới bắt đầu tập luyện và lại chọn cường độ quá nặng, thiếu khoa học. Cơn đau “rêm rêm” thường là do những chấn thương nhỏ. Đã chấn thương thì phải nghỉ ngơi. Có thể cứ ráng tập rồi vài ngày sau cũng bớt đau nhưng tổn thương lên cơ thể vẫn còn đó, hiện tại chưa thấy “hậu quả”. Đến khi lớn t.uổi, lỡ xảy ra cơn đau khác “cộng dồn” và tạo ra một chấn thương nặng hơn thì đã muộn” – BS Ánh cảnh báo.

Sự thật về “nhiễm nước”

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, tình trạng “nhiễm nước” mà dân gian hay gọi, theo đông y chính là khi thấp khí của nước thấm vào cơ thể, gây ra cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể, cảm thấy tay chân nặng nề… “Nhiễm nước” dễ gặp khi người đang mệt, đổ mồ hôi do làm việc nặng, vừa tập thể dục xong tiếp xúc ngay với nước lạnh. Để không bị “nhiễm nước”, ngoài việc tránh tắm ngay khi tập thể dục đổ mồ hôi, cũng cần lưu ý không nên cố tập thể dục trong trời mưa lâm râm, trong thời tiết ẩm thấp, nhiều sương giá.

Tắm đêm rất nguy hiểm, nhưng nếu bạn buộc phải tắm hãy lưu ý 6 điều sau

Sau một ngày dài làm việc, chúng ta thường tìm đến bồn tắm để thư giãn và gỡ bỏ bụi bẩn cả ngày. Tuy nhiên, do tính chất công việc mà nhiều người phải lựa chọn tắm khi trời đã muộn.

Việc tắm đêm tiềm ẩn nhiều nguy hại như thế nào và cách khắc phục nếu bắt buộc phải tắm đêm sẽ có trong bài viết này.

Tắm khiến cơ thể được thoải mái và thư giãn. Nhưng không phải bất cứ lúc nào tắm cũng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tắm đêm . Và có rất nhiều người không biết về nguy hại này. Để hiểu rõ hơn hậu quả của việc tắm đêm hãy cùng đọc bài viết sau nhé!

Tác hại của việc tắm đêm

Gây đột tử: Tắm đêm sẽ thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm m.áu co lại, dẫn đến m.áu không lên não. Điều này sẽ gây ra các bệnh về phổi, nặng nhất có thể bị tai biến, đột quỵ , đặc biệt nguy hiểm cho những người bị say rượu, bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Tắm đêm sẽ thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm m.áu co lại, dẫn đến có thể bị tai biến, đột quỵ,

Gội đầu dẫn đến đau đầu kinh niên: Một số người thường tắm đêm và đi ngủ khi tóc chưa khô. Điều này làm da đầu bị nhiễm lạnh, các mạch m.áu khó lưu thông dẫn đến đau đầu mãn tính.

Gội đầu buổi đêm dễ dẫn dến đau đầu kinh niên.

Cơ thể bị nhiễm lạnh: Bạn chơi thể thao buổi tối và hay có thói quen tắm sau khi cơ thể chưa khô hết mồ hôi. Lúc này lỗ chân lông còn đang mở rộng và hơi nước sẽ dễ ngấm vào cơ thế. Điều này dẫn đến bạn có thể bị ho, sốt và nhiễm lạnh phổi.

Tắm đêm, nhiệt độ xuống thấp dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

Thời điểm tắm lý tưởng tốt cho sức khỏe

Tắm buổi sáng rất tốt cho cơ thể, bạn nên tập thói quen dậy sớm tập thể dục và giúp cơ thể thư giãn sau khi tắm. Nhiều người hay đổ mồ hôi qua một đêm khi đi ngủ. Tắm lúc sáng sớm sẽ giúp loại bỏ mọi chất độc trên cơ thể, hỗ trợ làm đẹp da.

Sau khi tập thể dục buổi sáng, có thể tắm để thư giãn.

Tắm trước 19 giờ là thời điểm lý tưởng nhất. Sau ngày làm mệt mỏi cơ thể của bạn sẽ sạch sẽ, tẩy đi những bụi bẩn, mồ hôi.

Giải pháp tốt nhất nếu bắt buộc tắm khuya

1. Nếu bắt buộc tắm khuya thì bạn nên tắm nước ấm và tắm nhanh.

Nếu bắt buộc tắm khuya thì bạn nên tắm nước ấm và tắm nhanh.

2. Khi gội đầu vào buổi tối thì nhớ dùng máy sấy tóc làm khô tóc trước khi đi ngủ.

3. Bạn không nên dội nước đột ngột lên người. Nên dội 2 tay, 2 chân sau đó mới dội lên toàn bộ cơ thể. Điều này sẽ đảm bảo cho sức khỏe của rất nhiều bạn.

4. Bạn hãy tắm trước 23 giờ và sau khi tắm 2 giờ mới đi ngủ. Còn đã quá muộn thì bạn hãy dậy sớm và tắm vào ngày hôm sau.

5. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu khoảng 5 phút để hạ nhiệt độ cơ thể, lúc này bạn có thể ngủ ngon mà không cần tắm khuya.

Bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu khoảng 5 phút để hạ nhiệt độ cơ thể. 6. Khi mới tắm ra, không nên để hơi lạnh của máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người. Nên chuyển máy lạnh sang chế độ thổi gió dễ chịu hoặc chế độ ngủ đêm trước khi đi ngủ.

Giải đáp thắc mắc về vấn đề “tắm đúng, tắm an toàn cho sức khỏe”

Tắm và gội đầu buổi sáng có tốt hay không?: Tắm buổi sáng là điều rất tốt cho cơ thể, nhưng chỉ phù hợp với những người dậy sớm và hay tập thể dục, họ nên chờ khoảng 1 giờ cho ráo mồ hôi thì mới tắm.

Nên tắm trước ăn hay sau khi ăn? Bạn sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày nếu có thói quen tắm ngay sau khi ăn. Hãy bỏ nhanh thói quen này nhé, bạn nên chờ khoảng 1 – 3 tiếng sau khi ăn rồi mới tắm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *