Tập thể hình mà không lo ảnh hưởng t.ình d.ục

Việc tập thể hình giúp tim khỏe mạnh hơn, chịu nhiều áp lực hơn và cũng bơm m.áu nhanh và nhiều hơn đến “cậu nhỏ” mỗi khi “lâm trận”.

Thể hình là môn thể thao được đàn ông ưa thích. Tập thể hình giúp cơ thể săn chắc, cơ bắp nở nang, rất hấp dẫn trong mắt phụ nữ.

Tập thể hình còn giúp giảm mỡ cơ thể, tăng khối lượng cơ nạc và đốt cháy calo hiệu quả hơn; Làm xương chắc khỏe, làm tăng mật độ xương và làm giảm nguy cơ loãng xương. Không những thế còn giúp kiểm soát và làm giảm triệu chứng của nhiều bệnh mạn tính.

Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn là tập thể hình có thể làm giảm khả năng sinh lý của đàn ông? Đó là quan điểm chưa đúng.

Hiệu quả của thể hình chỉ phát huy tốt nhất khi tập luyện vừa sức.

Cũng như bất cứ môn thể thao nào, môn thể hình đem đến cho người luyện tập sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh và theo đó góp phần làm cho chuyện chăn gối được hoàn mỹ hơn. Sự dẻo dai hay còn gọi là sức bền cùng với độ khỏe trong cơ bắp khiến hoạt động t.ình d.ục được đảm bảo.

2 yếu tố sức mạnh và sự dẻo dai sẽ được cải thiện rất nhiều trong môn thể hình, điều này rất quan trọng cho phong độ t.ình d.ục của nam giới. Tập thể hình có thể giúp giảm vòng eo. Việc giảm vòng eo, ngoài yếu tố thẩm mỹ, góp phần giảm nguy cơ tim mạch.

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu của Đại học Harvard còn chỉ ra rằng, nguy cơ rối l.oạn c.ương d.ương ở nam giới có mối tương quan thuận với chỉ số đo vòng bụng. Tập luyện thường xuyên giúp cả hai giới tăng cường lưu lượng m.áu, thành mạch co giãn tốt hơn, chữa rối loạn dương cương, tăng ham muốn t.ình d.ục.

Bên cạnh đó, tập thể hình còn mang đến một thân hình cân đối, đẹp và gợi cảm theo kiểu nam tính. Yếu tố này góp phần tăng thêm khoái cảm với bạn tình. Tập thể hình cũng như một số bộ môn thể thao khác đều không ảnh hưởng đến khả năng suy giảm sinh lý của nam giới.

Không những thế, tập thể hình và các bộ môn khác còn giúp cơ thể tăng khả năng sản sinh testosteron đối với cả nam và cả nữ. Testosteron là nhân tố quyết định tới khả năng và ham muốn t.ình d.ục.

Vì thế, việc tập thể hình sẽ giúp khả năng t.ình d.ục tốt hơn. Hơn nữa, việc tập thể hình không ảnh hưởng đến kích cỡ của “cậu nhỏ”.

Sự thay đổi có chăng chỉ là về mặt cảm giác khi tương quan giữa “cậu nhỏ” và cơ thể thay đổi. Ví dụ, “cậu nhỏ” ở thân hình của một người đàn ông 55kg với cặp giò còm nhom nhìn sẽ khác hẳn khi cũng người đàn ông đó sau 2 năm tập thể hình tăng lên 70kg với cặp đùi cuồn cuộn cơ bắp.

Tuy nhiên, nam giới cần lưu ý: những tác dụng của thể hình với khả năng chăn gối sẽ chỉ phát huy tác dụng khi mỗi người có chế độ tập luyện phù hợp, vừa sức. Ngược lại, nếu việc tập luyện không phù hợp, sai giáo án, cố quá sức, thì đôi khi nó cũng có những “tác dụng phụ” ngoài mong muốn ảnh hưởng đến chuyện gối chăn.

Việc tập thể hình hay thể thao nói chung tiêu tốn khá nhiều năng lượng, song song với việc gắng sức tập luyện, mọi người cũng cần cho mình những khoảng nghỉ ngơi thích hợp. Nếu “lâm trận” quá gần với việc tập luyện, vô hình trung sẽ tạo một áp lực lên cơ thể mình vốn dĩ đang rã rời.

Khi ấy chuyện quan hệ t.ình d.ục sẽ trở nên tồi tệ hơn. Không ít người khi tập thể hình bị “nghiện tạ” nên suốt ngày quần quật ở phòng gym cả sáng lẫn chiều, dẫn đến cơ thể bị kiệt sức. Nếu tập nhiều nhưng dinh dưỡng không đảm bảo sẽ khiến cơ thể bị lao lực, đổ bệnh và tất nhiên là chuyện kia cũng “xìu” luôn.

Đau đầu khi tập thể hình có đáng ngại?

Tôi 52 t.uổi mới tập thể hình được 1 tháng. Trong buổi tập được khoảng 20 phút, tôi thường bị đau nhói, giật giật từ sau gáy l.ên đ.ỉnh đầu, nghỉ một lúc thì hết. Vì sao tôi bị như vậy, có đáng ngại gì không?

Trần Vũ (Điện Biên)

Ảnh minh họa

Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tâp thi bi đau khăp vung đâu nưa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đ.ập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau, hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái…

Bị đau đầu khi tập thể hình có thể do nhiều nguyên nhân như: tăng lượng m.áu và ứ trệ m.áu ở não, tăng CO2 trong m.áu, tăng acid lactic trong m.áu, căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh…

Trước hết các cần biết về 2 loại đau đầu khi tập luyện: Đau đầu tiên phát: thường ít nguy hiểm, nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Thường chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày. Đau đầu thứ phát: rất nguy hiểm, bởi do ảnh hưởng của nguyên nhân bệnh lý khác như: xuất huyết, u,…

Triệu chứng: giảm thị lực, nhìn mờ, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng, trạng thái đau kéo dài rất lâu… Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp.

Bác nên tham khảo ý kiến từ huấn luyện viên hoặc bác sĩ chuyên ngành thể thao để ứng phó phù hợp với chứng bệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *