Trong cuộc sống hàng ngày, việc tê cứng chân tay là một vấn đề thường gặp, do vậy mọi người đều không quá chú ý. Nhưng có lẽ bạn không biết, tê tay là triệu chứng của một căn bệnh nào đó.
Tê tay thường là một biểu hiện rất thường gặp hằng ngày và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu thường xuyên có cảm giác tê tay, bạn đừng nên xem nhẹ bởi nó có thể là biểu hiện của 4 căn bệnh rất nguy hiểm dưới đây.
1. Thoái hoá đốt sống cổ
Biểu hiện của bệnh thoái hoá đốt sống cổ có rất nhiều, trong đó có tê tay. Chụp X-quang xương cổ có thể giúp cho việc chẩn đoán.
Chữa thoái hoá đốt sống cổ, ngoài việc có thể dùng vật lý trị liệu, sử dụng lực kéo và một số thuốc giúp lưu thông m.áu, bình thường có thể làm ấm vùng cổ bằng một số bài tập; khi ngủ phải điều chỉnh độ cao gối vừa phải, độ cao hợp lý nhất từ 7- 9cm, gối cũng không được quá cứng hoặc quá mềm, tư thế ngủ phải thẳng, tránh gây áp lực lên các mạch m.áu và mô thần kinh cục bộ.
2. Thiếu m.áu não cục bộ
Bệnh thường gặp ở người cao huyết áp, m.áu nhiễm mỡ. Cụ thể, huyết áp cao có thể gây co thắt mạch m.áu, m.áu nhiễm mỡ có thể làm m.áu tăng khả năng bị đông, thêm vào đó việc lưu thông m.áu chậm vào ban đêm khi ngủ, đây đều là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu m.áu lên não trong thời gian ngắn gây ra hiện tượng tê tay.
Nếu phát hiện bị huyết áp cao hoặc m.áu nhiễm mỡ, nên thực hiện các phương pháp điều trị hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong m.áu. Uống nhiều nước, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, cải thiện hệ tuần hoàn, hiện tượng tê tay cũng sẽ được loại bỏ.
3. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra một loạt biến chứng, biến đổi về thần kinh là một trong số đó. Nếu khu thần kinh ngoại biên bị tác động, sẽ có các triệu chứng như tê cứng và cảm giác dị thường ở các chi…
Nếu mắc phải chứng tiểu đường, bạn nên thực hiện điều trị một cách nghiêm túc và hợp lý, kiểu soát lượng đường trong m.áu ở mức bình thường và chú ý bổ sung các loại vitamin B1, vitamin B6, vitamin C…
4. Đột quỵ
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tê tay là trúng gió. Các chuyên gia từng nói: “Thường thì những người cảm thấy ngón cái hoặc ngón trỏ mất cảm giác hoặc không sử dụng được, thì trong vòng 3 năm tới sẽ có một cơn đột quỵ”.
Để phòng ngừa xảy ra tình trạng này, mọi người nên chú trọng ăn uống điều độ, tránh xa những điều tiêu cực, suy nghĩ lạc quan. Mặc dù tê tay không nhất định dẫn đến đột quỵ, nhưng nếu thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, tê cứng chân tay, sưng lưỡi và các triệu chứng khác như có t.iền sử bệnh cao huyết áp, m.áu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, xơ cứng mạch m.áu não cần chú ý nhiều hơn.
Phương pháp xoa bóp khi bị tê tay
1. Xoa bóp huyệt Lao Cung
Đầu tiên, dùng ngón tay cái của bàn tay phải đè lên huyệt Lao cung (nằm trên gan bàn tay, khe của ngón giữa và ngón áp út) của bàn tay trái, ngón trỏ của tay phải đè lên mặt sau huyệt Lao cung. Ngón cái và ngón trỏ của tay phải đồng thời dùng lực, vừa đè vừa miết trong 2-3 phút, sau đó đổi tay trái và thực hiện tương tự.
2. Ấn huyệt Thập Tuyên
Huyệt thập tuyên nằm ở vị trí cao nhất của 10 đầu ngón tay, hai tay tổng cộng có 10 huyệt. Ngón cái và ngón trỏ của tay phải vuốt và kéo ngón tay của bàn tay trái, thực hiện trong vòng 1-2 phút, sau đó đổi tay và tiếp tục.
3. Xoa huyệt Bát Tà
Huyệt Bát Tà (nằm ở khe giữa hai ngón tay, mỗi tay có 4 huyệt, hai tay tổng cộng có 8 huyệt). Hai bàn tay xòe ra, lòng bàn tay hướng vào trong, hai tay đồng thời dùng lực vỗ, liên tục không ngừng trong vòng 2-3 phút.
Phương pháp massage trên chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm cơn đau. Nếu bạn bị tê tay trong một thời gian dài, nên đến một số cơ sở y tế chính quy để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Người phụ nữ hôn mê 3 tháng chưa tỉnh sau khi nâng mũi
Sau khi phẫu thuật nâng mũi tại bệnh viện thẩm mỹ, người phụ nữ 31 t.uổi bị co giật và rơi vào hôn mê hơn ba tháng chưa hồi tỉnh.
Theo TVBS, tháng 8, một phụ nữ họ Tăng (31 t.uổi, ở Trung Quốc) quyết định nâng mũi và tiêm mỡ tự thân vào một số vị trí trên mặt.
Em gái cô Tăng cho biết người phụ nữ này thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi, mở rộng góc mắt, làm đầy mặt bằng mỡ tự thân tại bệnh viện thẩm mỹ thuộc thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Khi người nhà nhận được thông báo, chị cô đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Nữ bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật nâng mũi. Ảnh: TVBS.
Theo bệnh án Bệnh viện Đại học Y khoa Sán Đầu cung cấp, khi vào cấp cứu, cô Tăng đã rơi vào trạng thái hôn mê, không có phản ứng khi kích thích đau. Bước đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu mãu não cục bộ, rối loạn ngừng tim, động kinh, viêm phổi do hít phải dị nguyên, nhiễm độc chuyển hóa và rối loạn chất điện giải.
Sau 3 tháng, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Hiện tại, cô vẫn thở qua máy, khả năng hồi tỉnh rất khó xác định.
Theo giải trình của bác sĩ họ Tống, người trực tiếp phẫu thuật cho cô Tăng, sau khi mở góc mắt và chuyển sang nâng mũi có gây mê toàn thân, bệnh nhân đột ngột co giật.
Bác sĩ Tống nhấn mạnh khi đó, ông đã lập tức báo cho người phụ trách bệnh viện và bác sĩ gây mê để thảo luận nên hay không việc tạm dừng phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ gây mê cho rằng “hiện tượng đó là hoàn toàn bình thường”.
Cuộc phẫu thuật hoàn thành nhưng cô Tăng không tỉnh lại. Khi bệnh nhân được đưa đi cấp cứu, tình trạng của cô đã quá nặng. Bệnh viện thẩm mỹ này cho biết họ đã đứng ra chịu trách nhiệm và giúp gia đình tạm ứng viện phí. Vụ việc được cơ quan quản lý y tế thành phố Sán Đầu tiếp nhận điều tra.
Theo Zing