Chiều 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình) có thông tin ban đầu về vụ việc nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình).
Theo thông tin ban đầu, ngày 1-2/5 tại gia đình ông H, bà H (tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình) có tổ chức bữa cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con với thành phần tham dự chủ yếu là người thân. Trong đó bữa trưa 1/5 có khoảng 20 mâm cỗ (120 người ăn), thực đơn gồm các món: thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê được g.iết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình, nhân làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín). Chiều 1/5 và sáng 2/5 gia đình tiếp tục tổ chức bữa cỗ với thực đơn được chế biến từ gà, tôm, chân giò lợn, dê, cá mực, thịt mèo, ba ba, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.
Đến 16 giờ ngày 4/5, ông P.T.T (sinh năm 1957) – một trong những người tham gia các bữa cỗ trên có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải đã đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Khoảng 10 ngày trước đó, ông T có vết thương ở ngón chân, bị mưng mủ. Đến khoảng 20 giờ ngày 4/5 ông T diễn biến nặng, được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, sau đó ông T t.ử v.ong vào 4 giờ ngày 5/5 với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn, gout. Trong đó theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Thái Bình, ông T có t.iền sử ăn tiết canh tại bữa cỗ trên.
Sau khi nhận thông tin t.ử v.ong của ông T, đêm 5/5 và sáng 6/5 nhiều người dân cùng ăn bữa cơm ngày 1-2/5 với ông T đã đến khám tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trong đó 8 người có triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng xin chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi, điều trị; 10 người có triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau mỏi vai gáy, nhập viện và theo dõi tại khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình).
Sau khi nhập viện, các bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả đến 11 giờ 30 phút ngày 6/5, các bệnh nhân này không có triệu chứng khác thường, xét nghiệm công thức m.áu, sinh hóa m.áu cho kết quả bình thường; đang chờ kết quả nuôi cấy m.áu.
Theo bác sỹ Phan Thị Yến, khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình), đặc điểm chung của các bệnh nhân đến nhập viện là có ăn chung bữa cỗ và có ăn tiết canh. Đến chiều 6/5 sức khỏe của 10 bệnh nhân trên có sức khỏe ổn định. Hiện Khoa Truyền nhiễm vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao sức khỏe của các bệnh nhân để có phác đồ điều trị kịp thời.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục đã cử cán bộ điều tra thông tin, nắm bắt tình hình. Hiện Chi cục đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Thái Bình và các đơn vị điều trị bệnh nhân để điều tra, xác minh cụ thể thông tin về vụ việc nghi do ngộ độc thực phẩm này.
Theo cập nhật của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình, đến chiều 6/5 đã có 6/8 bệnh nhân xin chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện về nhà, còn 2 bệnh nhân là con dâu ông T đang tiếp tục được theo dõi, điều trị. Hiện sức khỏe của 2 bệnh nhân này bình thường.
Sóc Trăng: Nắng nóng khiến số ca nhập viện tăng cao, bác sĩ khuyến cáo cách đề phòng
Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến mọi người dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm siêu vi, bệnh về da, hô hấp và ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng, số liệu ghi nhận từ ngày 1.2 – 10.4, có 162 trường hợp nhập viện có liên quan đến đột quỵ; 2.290 ca nhập viện liên quan đến tăng huyết áp; 290 ca nhập viện liên quan đến nhồi m.áu cơ tim 290; 362 ca nhập viện có liên quan đến viêm phổi 362 và 310 ca nhập viện về ngộ độc thực phẩm.
Nắng nóng khiến nhiều người cao t.uổi dễ bị nhập viện vì các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch – Ảnh: Lương Xuân Cao
Theo BS.CKII Hà Quang Bình, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BVĐK tỉnh Sóc Trăng, mùa nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại dễ dàng phát triển trong thức ăn thường ngày. Nếu không bảo quản đúng cách và cẩn trọng, khi sử dụng rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tiêu chảy, nôn ói, suy kiệt do mất nước… thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Vì thế, người dân nên ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh ôi thiu và sử dụng ngay sau khi chế biến; không để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường nhiệt độ thường. Nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cũng theo BS Bình, sự thay đổi đột ngột từ môi trường mát lạnh sang nóng khi chênh lệch nhiệt độ phòng có sử dụng điều hòa và ngoài trời, hoặc ở trong môi trường máy lạnh quá lâu khiến các niêm mạc đường hô hấp bị khô, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản cấp và nặng hơn có thể gây viêm phổi…
Để phòng tránh các bệnh về hô hấp, cần duy trì nhiệt độ máy lạnh trong phòng chênh lệch ít so với môi trường, hoặc hạn chế di chuyển từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nóng quá nhiều trong ngày không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp hay sử dụng quạt hướng thẳng vào người; uống nước đầy đủ…
Mùa nắng nóng, tia cực tím (UV) là tác nhân gây hại lớn nhất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt vào mùa nóng. Bức xạ từ UV có thể gây nên sạm da, bỏng nắng, gây lão hóa da sớm và thậm chí có thể ung thư da. Thời tiết nóng cũng làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ gây nên các bệnh lý về da như rôm sảy, viêm lỗ chân lông, viêm da dị ứng… Vì thế, cần sử dụng kem chống nắng, uống đủ nước, che chắn bằng các phụ kiện tối màu khi cần ra đường hoặc phải làm việc dưới môi trường tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời để tránh các bệnh lý về da. Giữ gìn vệ sinh thân thể và các vùng nhạy cảm của cơ thể để giảm thiểu nguy cơ bệnh viêm da.
Nhiều người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm gia tăng – Ảnh: Lương Xuân Cao
Thời tiết nắng nóng cũng khiến con người dễ bị mỏi mệt, huyết áp tăng cao nếu tiếp xúc đột ngột với không khí nóng sau khi ở phòng máy lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh.
Mồ hôi tiết ra nhiều cũng gây nên mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch khiến huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, dễ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim, trụy tim hoặc đột quỵ.
Người dân cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tránh các hoạt động ngoài trời trong các giờ có nhiệt độ tăng cao, hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết và nghỉ ngơi. Người có bệnh lý tim mạch cần thường xuyên kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra và sử dụng đầy đủ các thuốc được chỉ định nhằm giảm thiểu mọi nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.