Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.
Mất con vì không biết đái tháo đường
Chị Đỗ Thị L. (36 t.uổi, trú tại Bắc Giang) bị tiểu đường thai kỳ. Khoảng hơn 1 tháng gần đây, chị L. thường xuyên bị đi tiểu nhiều, hay khát nước và có hiện tượng sút cân rõ rệt dù chị vẫn duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ dành cho bà bầu.
Khi chị L. không cảm nhận được thai nhi 38 tuần t.uổi “đạp” bụng mẹ nữa thì chị L. mới vội vàng đi viện khám.
Qua siêu âm, các bác sỹ thấy thai nhi đã c.hết lưu. Chị L. được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và kết quả cho thấy chỉ số đường huyết lần 1 là 24 mmol/lít và lần 2 là 26 mmol/lít. Đây là mức đường huyết nguy hiểm ở phụ nữ mang thai bởi vì mức đường huyết bình thường chỉ từ 3,9 mmol – 6,5 mmol/lít. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thai nhi c.hết lưu.
Vì đường huyết của chị L. quá cao nên không thể mổ lấy thai, hơn nữa chị từng có t.iền sử mổ đẻ cách đây 5 năm, nếu mổ đẻ nguy cơ bị đờ tử cung rất cao, đẻ thường thì vỡ tử cung. Các bác sĩ đành quyết định điều trị hạ đường huyết bằng cách truyền insulin cho tới khi mức đường huyết trở về giới hạn bình thường thì tiếp tục theo dõi để cho cuộc chuyển dạ thai lưu diễn ra tự nhiên mà không can thiệp mổ lấy thai.
Ảnh minh hoạ
Bệnh không có dấu hiệu
PGS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng cao và rất nhiều thai phụ không phát hiện ra. Họ cũng giống chị L. chỉ đến bệnh viện trong tình trạng thai c.hết lưu, sảy thai mới biết là do đái tháo đường thai kỳ. 80% người bệnh không có triệu chứng, đây là điều đáng lo ngại. Thường bệnh chỉ biết được phát hiện qua sàng lọc tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường thai kỳ là do tình trạng bản thân thai tiết ra một số hooc-mon trong thời kỳ mang thai và hooc-mon này kháng insulin và insulin sinh ra từ tuyến tuỵ không được hấp thụ làm giảm hấp thụ đường m.áu gây nên đường trong m.áu tăng cao. Thời kỳ nặng nhất thường từ 24 đến 28 tuần mang thai.
Người người béo phì, người có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh, chị em mắc đái tháo đường, phụ nữ bị buồng trứng đa nang… có nguy cơ cao hơn và cần tầm soát sớm hơn để xác định đái tháo đường thai kỳ.
Đối với người mẹ, tiểu đường thai kỳ dễ gây ra các biến chứng trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường như rối loạn chuyển hóa, n.hiễm t.rùng tiết niệu, viêm đài bể thận, tổn thương mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, t.iền sản giật, tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, sang chấn trong đẻ, ra m.áu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn… và thậm chí là tăng nguy cơ tiểu đường cho những lần có thai sau (với tỷ lệ 30 – 69 % ở những lần có thai kế tiếp).
Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chậm phát triển, nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai c.hết lưu hoặc dị tật bẩm sinh (với tỷ lệ 08 – 13%, cao gấp 02 – 04 lần so với nhóm không bị tiểu đường). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, hệ xương, thận, tiết niệu, làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong chu sinh (chiếm 20 – 30 %); tăng tỷ lệ suy hô hấp, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thai nhi dễ bị hạ đường huyết và sang chấn khi sinh như gãy xương đòn, trật khớp vai do phát triển quá mức so với t.uổi thai.
Liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh đái tháo đường thai kỳ
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật và những thay đổi liên quan đến glucose của bộ phận chuyển hóa trong huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột ở phụ nữ mang thai bị tăng đường huyết. Hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân gây ra những thay đổi cho bệnh đái tháo đường thai kỳ, cụ thể là gây ra căng thẳng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các hormon nhau thai, bao gồm cortisol,estrogen vàlactogen có thể chặn quá trình sản sinh insulin, gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và điều hòa lượng glucose bình thường trong cơ thể thai phụ.
Tìm thấy mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Tiến hành nghiên cứu đối với hơn 40 phụ nữ mang thai tại một bệnh viện ở Trung Quốc (trong đó 1/2 số thai phụ bị mắc chứng đái tháo đường thai kỳ).
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu bệnh phẩm, trình tự 16s rRNA từ mẫu vi sinh vật từ hệ bài tiết; và sử dụng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân proton đối với cơ quan chuyển hóa huyết tương, đồng thời dùng máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân để thực hiện phân tích, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: Các vi sinh vật được tìm thấy trong chất thải của bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có những thay đổi đáng kể: Một quần thể các Firmicutes của hệ vi sinh vật được phát hiện thấy có trong chất thải đã góp phần vào những thay đổi trong việc chuyển hóa huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã xác định được 5 chất chuyển hóa trong huyết tương, góp phần làm thay đổi hệ vi sinh vật trong hệ bài tiết của phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm: Axit lactic, glycerol, galactitol, proline và axit metylmalonic.
Trong đó, proline, axit lactic, axit metylmalonic và glycerol có liên quan tới sự tăng đường huyết. Đặc biệt, nồng độ axit metylmalonic ở những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn nhiều so với những phụ nữ khoẻ mạnh.