Thai phụ mắc Covid-19 được cứu nhờ kỹ thuật ECMO

Được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, bác sĩ đã chấm dứt thai kỳ 20 tuần đối với người phụ nữ mắc Covid-19 nặng ở Đồng Tháp.

Ngày 4/10, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), cho biết các bác sĩ Trung tâm Hồi sức quốc gia điều trị Covid-19 thuộc đơn vị này vừa cứu sống sản phụ lao màng phổi bị nhiễm nCoV là chị N.T.C.R. (28 t.uổi, ngụ Đồng Tháp).

Theo ông Phong, đây là trường hợp can thiệp ECMO thứ 5 của Trung tâm Hồi sức quốc gia điều trị Covid-19 tại Cần Thơ.

Chị N.T.C.R. dự kiến được xuất viện ngày 5/10. Ảnh: T.P.

Tối 1/9, chị R. bệnh viện ở Đồng Tháp chuyển đến Cần Thơ trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, khó thở, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản. Lúc đó, chị R. nhiễm nCoV và mang thai 20 tuần.

Hai ngày sau, thai phụ hôn mê, tụt huyết áp, phổi tổn thương nặng vì sốc n.hiễm t.rùng, biến chứng suy đa cơ quan. Bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật ECMO với hy vọng cứu sống cả mẹ và con. Do bệnh nhân nhiễm nCoV nặng nên phải chấm dứt thai kỳ với sự đồng thuận của gia đình.

Sau 2 tuần can thiệp ECMO, bệnh nhân tỉnh, hiểu y lệnh bác sĩ, sinh hiệu ổn định, phổi nở tốt hơn. Sau khi ngưng ECMO, bệnh nhân tiến đến ngưng thở máy, ngưng thở oxy, âm tính nCoV, dự kiến xuất viện ngày 5/10.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, chị R. là ca bệnh hiếm gặp vì đồng nhiễm Covid-19 với lao màng phổi ở phụ nữ có thai. Đây là yếu tố tiên lượng xấu, làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong.

Những thai phụ này được ghi nhận có bệnh cảnh nặng nề, dễ sảy thai và t.ử v.ong mẹ.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, khó thực hiện, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng, trong đó có nhiễm nCoV nguy kịch.

“Việc ứng dụng kỹ thuật ECMO cứu sống nhiều bệnh nhân Covid-19 nguy kịch tại BVĐKTWCT có ý nghĩa lớn vì không chỉ cứu sống người bệnh trong cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh mà còn là nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ của đơn vị. Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị cho người dân miền Tây”, ông Phong nói.

Quảng Ninh: Người đàn ông t.ử v.ong do ăn hàu sống

Sau khi ăn hàu sống tại nhà, người đàn ông nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng, sốt cao, sau đó rất nhanh tụt huyết áp và nổi ban nhiều trên da.

BSCKI. Hoàng Thăng Vân, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh ngày 27/9 cho biết, ngày 24/9 bệnh viện tiếp nhận một người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) do ăn hàu sống.

Người đàn ông 65 t.uổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình cho hay, sau khi ăn hàu tại nhà, người bệnh nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều. Sau đó, ông rất nhanh tụt huyết áp, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.

Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý n.hiễm t.rùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người đàn ông đã không qua khỏi.

Tình trạng của người bệnh khi bị vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công (Ảnh: BVCC)

Qua kết quả xét nghiệm cấy m.áu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển). Đây là loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Vi khuẩn này sống kí sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh nhiễm vi khuẩn tả biển, người dân không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, c.hết; ăn chín, uống sôi; ngoài ra lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *