Thai phụ mất một bên mắt vì nhiễm nấm mốc đen

Bệnh nhân nữ P.T.H (30 t.uổi, ngụ tại Ninh Thuận) đang mang thai tuần thứ 29, nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng đau dữ dội nửa mặt bên trái.

Trước đó, bệnh nhân từng đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không chẩn đoán được nguyên nhân và triệu chứng không thuyên giảm.

Ngày 8.10, BSCKII Lê Vi Anh (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết qua thăm khám và kiểm tra, bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là u hạt viêm đa mạch vùng mũi.

Bệnh nhân đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật nạo vét mô viêm, sưng nề khối u hốc mũi trái. Nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm một loại nấm, bác sĩ chỉ định cho chị làm sinh thiết mô viêm, kết quả phát hiện bệnh nhân nhiễm nấm mốc đen.

“Nấm mốc còn xâm lấn sâu vào hốc mắt trái của bệnh nhân khiến tình trạng trở nên vô cùng nguy kịch. Nếu không can thiệp ngay, tính mạng của cả người mẹ lẫn đ.ứa t.rẻ sẽ gặp nguy hiểm”, bác sĩ Vi Anh chia sẻ.

Bác sĩ Vi Anh kiểm tra da cho một bệnh nhân nữ. Ảnh BSCC

Bệnh viện đã hội chẩn liên chuyên khoa, quyết định chờ thai nhi tròn 30 tuần t.uổi lập tức mổ lấy thai và nuôi em bé trong lồng kính. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật nạo bỏ hết u mô hạt trong mũi cho chị H. Bác sĩ phải loại bỏ luôn mắt bên trái của bệnh nhân đã bị tổn thương nặng nề mới có thể xử lý triệt để loại nấm mốc này. Việc điều trị nấm mốc đen đòi hỏi một quá trình lâu dài, tổng thời gian điều trị và theo dõi cho bệnh nhân kéo dài gần 6 tháng.

Theo bác sĩ Vi, nấm mốc đen được coi là một trong những loại nấm nguy hiểm nhất đối với người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối phó với nấm mốc đen vô cùng phức tạp, nhiều bệnh nhân phải hứng chịu những biến chứng nặng nề do không thể dùng thuốc điều trị bảo tồn như đối với những loại nấm khác.

Ở những loại nấm khác, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm là đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, đối với nấm mốc đen, chỉ dùng thuốc thì chưa đủ bởi thuốc không thể ngấm sâu vào trong các mô bị viêm, nhân của khối u hạt. Bệnh nhân phải được can thiệp phẫu thuật, nạo vét các mô tổn thương mới xử lý triệt để loại nấm này. Điều đó cho thấy, dù có điều trị khỏi, bệnh nhân nhiễm nấm mốc đen vẫn phải hứng chịu những di chứng gây tổn hại sức khỏe, không thể lành lặn như trước đó.

Đau thần kinh tọa nguy hiểm thế nào mà khiến Mike Tyson phải ngồi xe lăn?

Võ sĩ huyền thoại Mike Tyson bị đau thần kinh tọa khiến ông không thể đi lại, thậm chí không thể nói chuyện. Cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa như thế nào ạ. Cảm ơn bác sĩ! (C.Tài, ở TP.HCM).

BS CKI. Võ Văn Long (Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết: Nguyên nhân thường gặp nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường xảy ra sau một chấn thương hoặc vận động cột sống quá mức. Trong trường hợp là vận động viên của một số môn thể thao hoặc võ thuật hạng nặng sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa do quá trình tập luyện phát sinh những chấn thương hoặc sai tư thế đột ngột.

Yếu tố chấn thương trong thoát vị đĩa đệm có thể là chấn thương cấp hoặc vi chấn thương

– Chấn thương cấp: đau xuất hiện ngay trong hoặc sau những sang chấn mạnh (ngã từ trên cao xuống, trượt ngã khi mang vác nặng, cúi ngữa nâng vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột trong khi mang vát nặng…). Chấn thương cấp thường gây bệnh cảnh điển hình đau thoắt lưng cấp rồi sau vài ngày hoặc vài tuần có thể gây đau lan dọc theo phân bố của rể thần kinh bị chèn ép (kiểu đau thần kinh tọa).

Hình ảnh gần đây của Mike Tyson. Ảnh TWITTER

– Vi chấn thương: là những sang chấn, những quá tải cho cột sống thắt lưng không đủ mạnh như yếu tố chấn thương cấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ngoài ra một số nguyên nhân có thể gặp như sau:

– Viêm nhiễm tại chỗ: Virus, vi khuẩn độc chất, đái tháo đường.

– Thoái hóa cột sống (ở người cao t.uổi).

– Ung thư di căn cột sống (t.iền liệt tuyến, vú, buồng trứng…).

– Dị dạng bẩm sinh: thường do khuyết eo đốt sống, khuyết eo là yếu tố nguy cơ cao gây trượt đốt sống (các vị trí hay trượt L4-L5, L5-S1), trượt đốt sống có thể chèn ép rễ thần kinh (đau thần kinh tọa).

– Các nguyên nhân trong ống sống: u tủy và màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.

– Một số nguyên nhân hiếm gặp: dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng…

Tùy vào mức độ và vị trí chèn ép do thoát vị đĩa đệm tác động lên hệ thống thần kinh toạ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động chi dưới, teo cơ, rối loạn tiêu tiểu hoặc tiêu tiểu không tự chủ.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp khi bị đau thần kinh tọa như đau từ thắt lưng lan xuống chân và tùy theo vị trí tổn thương mà có biểu hiện vị trí đau, hướng lan khác nhau. Nếu tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, tổn thương rể L5 đau lan tới mu bàn chân đến ngón chân cái, tổn thương rễ S1 đau lan đến lòng bàn chân đến ngón út. Một số trường hợp người bệnh không đau thắt lưng mà chỉ đau dọc theo chân.

Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa là dữ kiện quan trọng nhất trong chẩn đoán. Đau có thể từng cơn, liên tục, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ. Người bệnh bị đau tăng vùng thắt lưng khi ho hắt hơi (dấu hiệu Dejerine).

Cách phòng ngừa

– Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ. Tránh các động tác nhanh, mạnh, đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng, cúi ngửa thường xuyên.

– Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng. Luôn luôn tập khởi động trước khi bắt đầu các động tác: bơi lội, chạy, thể thao…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *