Bằng cách này, dù em bé sinh non nhưng nhiệt độ cơ thể không bị hạ đột ngột và nhờ đó, sức khỏe của bé được đảm bảo.
Vào ngày 16/07 vừa qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và T.rẻ e.m Phúc Kiến (Trung Quốc) đã quyết định mổ khẩn cấp cho một bà mẹ khi cô đang mang thai ở tuần 36 nhưng lại bị đau bụng và c.hảy m.áu. Tuy mổ khẩn cấp, nhưng vì cậu bé chưa đủ tháng nên các bác sĩ đã cố gắng giữ cậu nguyên vẹn trong “ngôi nhà” của mình và họ đã thành công. Cậu bé chào đời với cân nặng 2,5kg và không khóc trong hai phút đầu tiên cho đến khi các bác sĩ giúp bé ra khỏi màng ối.
Các bác sĩ đang cố gắng giúp bé được sinh ra mà vẫn còn nguyên vẹn trong túi ối.
“ Trẻ sơ sinh thường khóc ngay sau khi được sinh ra vì hệ hô hấp của chúng được đưa vào môi trường xung quanh mới. Nhưng “cậu bé bong bóng” này khi được sinh ra vẫn còn ở trong túi nước ối, như thể cậu vẫn còn trong bụng mẹ, cho mãi đến khi các bác sĩ mở và làm sạch nước ối ra khỏi hệ hô hấp, cậu bé mới bắt đầu khóc – muộn hơn hai phút so với những đ.ứa t.rẻ bình thường”, bác sĩ Pan – người trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết.
Em bé sinh non còn nguyên trong túi ối.
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện bé đang ở tư thế ngôi mông, ngoài ra, cậu bé còn bị một tình trạng được gọi là chèn dây rốn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như vỡ các mạch m.áu của dây rốn.
Vì sinh non ở tuần 36, khi chào đời, cậu bé nặng 2,5kg.
Mẹ bé (36 t.uổi) đến từ Trung Quốc đã mang thai sau một lần thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, chỉ vài tuần trước ngày dự sinh, cô bắt đầu phàn nàn về việc cô bị đau bụng và c.hảy m.áu âm đạo.
Qua siêu âm, bác sĩ Pan đã phát hiện ra thai nhi đang ở tư thế ngôi mông. Ngoài ra, cậu bé còn bị một tình trạng được gọi là chèn dây rốn – nghĩa là dây rốn không gắn ở trung tâm của nhau thai, thay vào đó, nó đi qua màng và có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như vỡ các mạch m.áu của dây rốn.
Bác sĩ Pan nói: “ Chúng tôi đã chọn cách mổ lấy thai nhưng phải cố gắng giữ em bé còn nguyên trong túi ối vì trẻ sinh non thường yếu hơn trẻ sinh đủ tháng. Và v ì sinh non là một trong những lý do chính gây t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh, do đó, chúng tôi cần phải giúp trẻ được sinh ra trong một màng bảo vệ . Bởi đ iều này sẽ làm giảm khả năng mất độ ẩm trên da bé , đồng thời, tránh được việc trẻ bị hạ nhiệt độ nhanh sau khi sinh non và giảm nguy cơ trẻ bị tổn hại trong khi mổ.
“N ếu trong trường hợp không thể “bắt” bé còn nguyên trong túi ối thành công, thì chúng tôi cũng sẽ giúp bé ra ngoài như cách thông thường. Vì chúng tôi chỉ có một lựa chọ n duy nhất”.
Theo Helino
Chăm sóc trẻ sinh non và một loạt những điều cha mẹ cần chú ý đến
Dù mẹ đã cố gắng cẩn thận trong suốt thai kỳ nhưng đôi lúc vẫn khó tránh rơi vào tình trạng sinh non không mong muốn. Tuy vậy, chỉ cần đảm bảo công tác chăm sóc đúng cách thì trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Chú ý trong quá trình cho bé bú
Trẻ sơ sinh nếu sinh non thể chất rất yếu so với những trẻ sinh đủ tháng. Lúc này, sữa mẹ càng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất cho bé. Khi được cung cấp đầy đủ lượng sữa mẹ cần thiết, dù là sinh non nhưng bé vẫn được nâng cao khả năng miễn dịch. Điều này có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển cơ thể của trẻ, đặc biệt là não bộ.
Ảnh minh họa
Ban đầu, có thể do nguyên nhân trẻ không đủ dinh dưỡng, cân nặng nên khả năng bú mẹ cũng chưa thuận lợi, lượng sữa bé bú ít và thời gian bú cũng không dài. Nếu phát hiện bé gặp khó khăn khi bú sữa, mẹ có thể hỗ trợ thêm bằng cách dùng ống hút để “nhỏ giọt” mớm sữa cho bé.
Nếu mẹ cho bé uống thêm sữa ngoài thì nên lựa chọn nhãn hiệu sữa uy tín và phù hợp với thể chất yếu ớt của trẻ. Một số loại sữa có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ bị sinh thiếu tháng thì hệ tiêu hóa và các cơ quan khác đều hoàn thiện chậm hơn hẳn, dễ bị ảnh hưởng từ các nguồn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Bảo đảm nhiệt độ cơ thể em bé sinh non rất quan trọng
Ảnh minh họa
Đối với trẻ sinh non, mẹ nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng trong khoảng 24 độ C – 26 độ C và độ ẩm khoảng 55% – 65% là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, mặc dù em bé sinh thiếu tháng có thể chất yếu hơn nhiều so với bé sinh đủ tháng nhưng môi trường xung quanh cũng cần đủ ánh nắng mặt trời chứ không phải lúc nào cũng đóng kín cửa.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý không đặt bé ở vị trí đón gió trực tiếp vì rất có hại cho cơ thể non yếu của trẻ, dễ xảy ra những vấn đề sức khỏe đáng ngại. Khi tắm cho trẻ, ngoài thao tác nhẹ nhàng, đúng cách thì nhiệt độ trong phòng và cả nhiệt độ nước tắm đều phải kiểm soát chặt chẽ, tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh hoặc tổn thương da do nước quá nóng.
Giấc ngủ của trẻ sinh non đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn
Ảnh minh họa
Thời gian của trẻ sơ sinh đa phần đều là ngủ, thậm chí có thể kéo dài từ 18 đến 20 giờ mỗi ngày. Trong suốt quá trình này, trẻ có thể vì các tác động bên ngoài mà bị tỉnh giấc. Trong khi đó, trẻ sinh non có thể chất yếu hơn nhiều so với trẻ đủ tháng, vì vậy mà càng dễ bị ảnh hưởng giấc ngủ hơn.
Chính vì vậy, môi trường ngủ của trẻ càng phải được đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ và có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Mẹ cũng nên chú ý cho trẻ bú sữa đầy đủ để tránh hiện tượng trẻ giật mình liên tục do bị đói, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Người bố hay những thành viên khác tuyệt đối không hút thuốc trong phòng trẻ, nếu cai luôn thì càng tốt.
Nguồn: Sohu