Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tiên lượng của bệnh nhân vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức.
Giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng qua, 14/4. Theo báo cáo sơ bộ, vào khoảng 5h55 phút, nam thanh niên gục ngã ngay trên đường chạy Tay Ho Half Marathon 2024, cách vạch đích khoảng 100m.
Ngay lập tức, trưởng nhóm y tế giải chạy đã tiến hành khám, đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân.
Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tình trạng của bệnh nhân tiên lượng vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức. (ảnh minh họa)
Kết quả cho thấy bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ekip y tế đã tiến hành biện pháp sơ cấp cứu như ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở oxy, tiêm Adrenalin, truyền dịch.
Theo bác sĩ, bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ 30 phút nhưng kém hiệu quả, có 5 lần có mạch trở lại nhưng lại mất mạch sau 20 giây. Đ.ánh giá bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp, ekip đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhân đã được khoa cấp cứu áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai, được ekip cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai đến tăng cường hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện.
Bệnh nhân được đặt ECMO, chuyển về điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai khoảng 12h trưa ngày 14/4. Thông tin cập nhật đến chiều nay – 15/4, tình trạng bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Theo các chuyên gia tim mạch, bất cứ ai tham gia giải chạy dù phong trào hay chuyên nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, rủi ro trong thể thao luôn có nguy cơ xảy ra, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, không nên chỉ vì sự động viên của bạn bè hay hội nhóm mà đăng kí một cự ly vượt khả năng của bản thân. Đồng thời, nên đi khám sàng lọc sức khỏe để đ.ánh giá sự ảnh hưởng của việc tập luyện tới bản thân.
Bên cạnh sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình luyện tập, các chuyên gia khuyến cáo, nếu trong quá trình tham gia chạy, khi cảm thấy cơ thể có những cơn đau tức ngực lạ thường mà không xuất hiện ở trong các buổi tập; nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, không đúng với việc gắng sức (theo dõi qua đồng hồ thể thao); cảm giác mệt mỏi, ngưỡng gắng sức kém đi so với cùng mức độ tập luyện ở ngày thường… đều là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên giảm tốc độ, báo ngay cho đội ngũ y tế để được kiểm tra, theo dõi kĩ lưỡng kịp thời.
Cách ép tim, thổi ngạt cấp cứu người ngừng tuần hoàn
Ngừng tuần hoàn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Kỹ thuật ép tim, thổi ngạt đúng cách sẽ giúp nạn nhân duy trì sự sống trong lúc chờ xe cấp cứu.
Ngừng tuần hoàn là gì?
Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm m.áu của tim, khiến m.áu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng t.ử v.ong nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.
Ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu cảnh báo mà xảy ra rất đột ngột. Ngược lại, một số khác lại xuất hiện những triệu chứng như đau tức ngực, hồi hộp và da mặt tái xanh,…
Khi ngừng tuần hoàn hô hấp, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sau:
Mất ý thức một cách đột ngột
Khi lay gọi người bệnh cũng không có phản ứng
Ngưng thở
Mạch lớn không đ.ập.
Nếu thực hiện ép tim đúng kỹ thuật, m.áu sẽ được lưu thông trở lại, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Nguyên nhân ngừng tuần hoàn
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngừng tuần hoàn đột ngột. Ngoài ra còn có các bệnh lý tim cấu trúc như: suy tim, bệnh cơ tim giãn, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh…
Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra ở các bệnh lý khác như: Bệnh tắc động mạch phổi cấp; Viêm phổi suy hô hấp; Cơn hen phế quản cấp; Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Đột quỵ nhồi m.áu não lớn, xuất huyết não do vỡ phình mạch, dị dạng mạch…
Các tai nạn như ngộ độc, điện giật, đuối nước hoặc chấn thương cột sống; chấn thương ngực; đa chấn thương…cũng có thể ngừng tuần hoàn tại hiện trường, trên đường vận chuyển hoặc trong bệnh viện.
Cách ép tim cứu người ngừng tuần hoàn
Phương pháp cấp cứu đối với người bị ngừng tuần hoàn cần được thực hiện nhanh chóng mới có thể cứu sống người bệnh. Dưới đây là trình tự các bước trong quá trình cấp cứu cho người bệnh:
Thông đường thở
Với những trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở như: tụt lưỡi, mắc dị vật,… bước đầu tiên cần thực hiện là khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách đẩy dị vật ra ngoài và hà hơi thổi ngạt.
Thổi ngạt cho bệnh nhân
Có thể áp dụng một trong hai phương pháp thổi miệng – miệng hoặc thổi miệng – mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật thổi miệng – miệng được sử dụng nhiều hơn. Cụ thể:
Đặt một bàn tay lên trán của nạn nhân, sau đó ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau và đồng thời kẹp mũi bệnh nhân bằng ngón trỏ và ngón cái. Tay còn lại nâng hàm dưới và mở miệng bệnh nhân.
Hít một hơi thật sâu, áp chặt miệng của bạn vào miệng của nạn nhân và tiến hành thổi vào miệng của nạn nhân.
Trong quá trình thực hiện, cần khẩn trương và chính xác. Nếu sau mỗi lần thực hiện, lồng ngực của nạn nhân có hiện tượng nở phồng lên thì nghĩa là bạn đang làm đúng kỹ thuật.
Cách ép tim ngoài lồng ngực
Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần tiến hành kết hợp ép tim và thổi ngạt. Thực hiện xen kẽ. Một chu kỳ hồi sinh tim phổi được tính bằng 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.
Đặt 2 tay lên nhau sao cho gốc bàn tay dưới ở tại vị trí ngay giữa lồng ngực (đoạn 1/3-1/2 dưới xương ức), khuỷu tay để thẳng. Khi ép, cần dùng lực ép vuông góc để ngực của nạn nhân lún xuống từ 5 đến 6cm. Sau khi ép xong, phải nhấc tay lên, để ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu. Tiếp đó mới thực hiện lần ép tiếp theo. Nếu thực hiện ép tim đúng kỹ thuật, m.áu sẽ được lưu thông trở lại, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Trong quá trình sơ cứu, cần thực hiện liên tục cho đến khi nhân viên y tế đến hoặc cho đến khi người bệnh được cấp cứu bằng máy sốc điện tự động.
Để biết được việc cấp cứu nạn nhân ngừng tuần hoàn có hiệu quả hay không dựa vào những dấu hiệu sau:
Biểu hiện lâm sàng: Niêm mạc môi ấm và hồng trở lại, đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục.
Các dấu hiệu của sự sống: Thấy lại nhịp thở, nhịp tim, ý thức,…
Cách phòng tránh tình trạng ngừng tuần hoàn
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, đột quỵ bao gồm: Bỏ hút t.huốc l.á; điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu; kiểm soát cân nặng tránh béo phì; kiểm soát tốt đường huyết và HbA1c ở người đái tháo đường; tăng cường vận động.