Tham khảo các cột mốc phát triển quan trọng của em bé sơ sinh trong năm đầu tiên theo từng tháng

Quá trình từ một em bé sơ sinh cho đến khi biết đi là một đoạn đường dài. Và mỗi tháng là một bài học khác nhau mà bé phải hoàn thành để đạt được những cột mốc quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển về sau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh là điều được các mẹ quan tâm nhất, bởi bạn luôn lo lắng không biết con mình phát triển có tốt không, có phát triển đúng hướng không, có gặp vấn đề gì không.

Mời các mẹ hãy tham khảo những cột mốc cơ bản mà em bé sơ sinh cần đạt được qua từng tháng trong một năm đầu tiên của cuộc đời bé nhé.

1 tháng t.uổi

Cha mẹ đừng nghĩ em bé 1 tháng t.uổi thì không biết gì nhé. Bé đang lớn rất nhanh theo từng ngày. Bé cũng đang học giao tiếp bằng mắt, học nói u, ơ và biết phản ứng khi nghe giọng nói hay tiếng cười của cha mẹ.

2 tháng t.uổi

Bé trông tròn trịa, mũm mĩm hơn lúc mới sinh. Bây giờ bé biết chăm chú nhìn vào khuôn mặt của ai đó, nhất là cha mẹ, và duy trì giao tiếp bằng mắt ổn định. Biết quay đầu về phía có âm thanh, biết mỉm cười. Bé hóng chuyện và đáp lại cha mẹ bằng tiếng lầm bầm, líu ríu. Ngoài ra, bé còn thể hiện sự tức giận.

3 tháng t.uổi

Lúc này, bé đã có thể biết lật. Bé cũng biết mỉm cười đáp lại khi thấy người khác cười với mình. Bé hay khua chân múa tay, bàn tay bé không còn nắm chặt nữa. Bên cạnh đó, bé còn biết bắt chước theo nét mặt của cha mẹ.

4 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đã biết chống thẳng tay khi nằm sấp, biết với lấy đồ vật ở trước mặt. Bé cười thành tiếng, rất thích chơi và sẽ khóc nếu cha mẹ không cho chơi nữa.

5 tháng t.uổi

Bé 5 tháng t.uổi đã lật khá tốt rồi nên sẽ chuyển qua học xoay tròn khi nằm sấp. Bé rất hay thổi bong bóng, và khóc to khi không thấy cha mẹ đâu. Bé còn biết chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia. Và đôi khi bé không ngại bộc lộ sự không hài lòng của mình bằng tiếng khóc.

6 tháng t.uổi

Vậy là bé đã đi được một nửa chặng đường trong năm đầu tiên của cuộc đời. Bây giờ, bé rất hay bập bẹ ê a, bé tạo ra những âm thanh như tiếng rít hoặc thì thầm. Bé biết lật người nằm sấp thành nằm ngửa và ngược lại. Biết với tay để lấy đồ vật ở trước mặt. Ngoài ra, bé còn để tâm chú ý xem cha mẹ nói chuyện hay đang làm gì.

7 tháng t.uổi

Tầm tháng này thì bé bắt đầu học bò, học cách sử dụng các ngón tay, thích được bế đi chơi, biết bắt chước theo âm thanh của người lớn, và đặc biệt là thể hiện sự tức giận của mình một cách mạnh mẽ.

8 tháng t.uổi

Bé đã có thể ngồi một cách vững vàng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Bé học thêm được cách vỗ tay, trả lời khi nghe ai đó gọi tên mình. Bé có thể lo lắng và sợ người lạ.

9 tháng t.uổi

Thời điểm này, bé thích bò và leo cầu thang, thích chơi với cha mẹ, nhất là những lúc mẹ nấu ăn để được nghịch rau củ. Bé còn thích bắt chước cử chỉ của người khác. Bên cạnh đó, bé còn thường xuyên từ chối bằng cách lắc đầu.

10 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đang học đứng. Bé hay bám vào bàn, ghế, giường… để đứng lên. Bé đã biết vỗ tay, biết giận dỗi và không hề ngần ngại thể hiện mọi cảm xúc vui buồn giận dữ ra cho cha mẹ thấy. Với đồ chơi, bé thích đổ ra rồi lại nhặt vào.

11 tháng t.uổi

Khi thấy cha mẹ hay ai đó đọc sách là bé sẽ giằng lấy và xé. Bé rất thích tắm. Bé đang học nói “baba” hay “mama” và đôi khi bé tỏ ra bướng bỉnh, không hợp tác.

12 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đã có thể tự đứng dậy mà không cần sự trợ giúp, thậm chí là bước được vài bước. Bé cũng nói được vài từ. Bé biết giơ tay, nhấc chân khi cha mẹ mặc hoặc c.ởi q.uần á.o cho bé. Bé bộc lộ cơn giận dữ ngày càng mạnh mẽ. Và đôi khi bé còn làm trò hề cho mọi người cười.

Theo aFamily

Phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả cho trẻ thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, trẻ sơ sinh dễ bị ho, sổ mũi nếu không được chăm sóc, giữ gìn cẩn thận. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng để phòng tránh ho, sổ mũi cho trẻ.

Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ ổn định

Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi đột ngột. Lúc này, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ngồi điều hòa quá lạnh, nhiệt độ phòng nên để từ 26-27 độ C vào ban ngày, 27-28 độ C vào ban đêm, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C. Hạn chế ra vào liên tục phòng điều hòa vì có thể g.ây s.ốc nhiệt.

Tắm nước ấm cho trẻ với gừng hoặc tinh dầu

Nếu trẻ bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tắm nước lạnh vì khiến bệnh càng nặng hơn. Lúc này mẹ nên dùng nước ấm vừa thân nhiệt để tắm cho trẻ.

Tắm nước gừng hoặc tinh dầu tràm khi trẻ bị ho và sổ mũi rất hiệu quả trong việc giúp làm ấm cơ thể trẻ, thông đường thở, t.iêu d.iệt virus, vi khuẩn trong cơ thể.

Với trẻ trên 2 t.uổi, mẹ có thể cho thêm 1-2 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc dầu khuynh diệp vào trong nước tắm của trẻ. Hơi nước ấm cộng với tinh dầu bốc lên sẽ làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ mũi và mẹ cũng dễ làm sạch mũi cho trẻ hơn. Cách này vừa đơn giản, vừa hiệu quả và trẻ sẽ thích hơn là bị ép uống thuốc.

Vệ sinh mũi hàng ngày

Vệ sinh mũi là cách làm sạch hố mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc các biến chứng mãn tính như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa… Với trẻ lớn, mẹ có thể yêu cầu trẻ xì mũi đúng cách là được.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ: Đặt trẻ nằm ngửa, kê cao đầu. Sau đó nhỏ nước mũi sinh lý vào từng bên mũi trẻ. Trẻ dưới 1 t.uổi nhỏ 2 – 3 giọt, trẻ lớn hơn có thể 4 – 5 giọt.

Tiếp theo dùng tay day nhẹ cho niêm mạc mũi mềm và dùng dụng cụ hút mũi để hút hết nhầy trong mũi. Các thao tác này nên thực hiện nhẹ nhàng tránh làm trẻ hoảng sợ.

Massage lòng bàn chân với tinh dầu

Massage lòng bàn chân cho trẻ rất đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng tốt, có thể giúp trẻ tạm biệt ho – sổ mũi rất nhanh và an toàn. Các mẹ chỉ cần sử dụng vài giọt dầu tràm hay dầu khuynh diệp và massage nhẹ nhàng vào lòng bàn chân trái, phải của con. Mỗi bên chừng 1 phút, sau đó đeo tất (vớ) cho con là được. Cách này nên thực hiện vào buổi tối để con ngủ ngon hơn.

Dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý

Đây là cách tự nhiên, hiệu quả nhất để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, nhằm phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; thiếu ngủ và thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu, khó tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Theo ngaynay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *