Ăn tiết canh là thói quen của nhiều người Việt và họ tin rằng ăn tiết canh bổ, mát và mang lại may mắn nhất là trong những dịp đầu tháng, đầu năm.
Tiết canh món ăn nhiều người thích nhưng cực kỳ nguy hiểm
T.ử v.ong vì ăn tiết canh
Anh Nguyễn Hữu Vinh – 34 t.uổi, Hà Nội kể cách đây 4 năm, gia đình anh về quê liên hoan đám cưới đứa em trai. Sau liên hoan mổ lợn mọi người chia nhau bát tiết canh vì nghĩ tiết canh ngon nhất là lợn nhà nuôi an toàn.
Kết quả, sau tiệc cưới một người đi viện cấp cứu vì nhiễm liên cầu lợn và t.ử v.ong sau bữa tiệc lòng lợn, tiết canh. Sau trường hợp này, anh Vinh và đại gia đình đều sợ tiết canh và từ đó họ không còn ăn tiết canh nữa. Chứng kiến chính người quen biết ăn và nhiễm bệnh liên cầu lợn vì tiết canh, anh Vinh mới thấy sợ hãi như thế nào. Các cụ thường nói chưa thấy quan tài chưa đổ lệ và khi nhìn bệnh tật đến nhanh và t.ử v.ong, cả họ đã sợ bỏ tiết canh.
Anh Đỗ Đức Hồng, (tên người bệnh đã thay đổi) quê Thanh Hóa, sống sót qua bệnh liên cầu lợn vì một lần ăn tiết canh dê. Cách đây 4 năm, anh Hồng cùng bạn bè ra Hà Nội chơi. Khi về qua Ninh Bình, bạn bè vào ăn thịt dê. Vì tin tưởng tiết canh dê ngon nên anh và nhiều người cùng ăn.
Sau đó anh Hồng bị sốt và phải cấp cứu. Khi đưa ra Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương anh Hồng được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn. Người thân cho biết cách đó vài ngày anh ăn tiết canh dê. Lúc này mới biết tiết canh dê ít nên người bán hàng trộn thêm tiết canh lợn.
Vợ anh Hồng kể chi phí điều trị hơn 1 tháng tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương lên tới hơn 1 tỷ đồng và khi giữ được mạng sống thì anh Hồng bị điếc vĩnh viễn do biến chứng của liên cầu lợn. Vợ chồng anh cố gắng vay mượn của người thân để cấy ốc tai điện từ cho anh. Đến giờ, anh mới nghe được nhưng đôi khi cũng bập bõm.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, các bác sĩ cho biết hầu như năm nào cũng rải rác các ca mắc bệnh liên cầu lợn. Bệnh nhân chủ yếu là do ăn tiết canh lợn. Bệnh thường mắc nhiều hơn vào dịp cuối năm do thói quen của người dân là mổ lợn ăn liên hoan, ăn Tết. Hơn nữa, thói quen nghĩ rằng lợn nuôi an toàn càng khiến người dân thích ăn tiết canh hơn.
Bệnh diễn tiến nhanh
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết liên khuẩn cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis). Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc có qua khỏi cũng để lại những biến chứng nặng nề.
Bình thường, lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da (đặc biệt là những người g.iết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…). Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi cũng có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Ở nhiệt độ 25oC, liên cầu khuẩn lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.
Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, g.iết mổ lợn bệnh. Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước đó cũng cho thấy, gần 70% bệnh nhân liên cầu lợn có g.iết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp từ người sang người.
Khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng.
Người dân thường có quan điểm cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành thú y cho biết bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn.
Thông thường thì vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật do đó những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Với lợn nhiễm liên cầu khuẩn (cả lợn lành mang mầm bệnh và lợn bệnh), trong m.áu (tiết canh) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.
Không chỉ nguy cơ mang khuẩn gây ra bệnh liên cầu khuẩn, theo bác sĩ Cấp, bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh lợn sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi ăn phải tiết của con lợn đang mắc bệnh. Nguồn tiết của con lợn bệnh chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virut, ký sinh trùng… Ngườiăn tiết canh từ con lợn bệnh sẽ rất dễ nhiễm bệnh từ lợn. Căn bệnh đầu tiên dễ mắc phải khi ăn tiết canh lợn là bệnh lợn gạo hay còn gọi là nhiễm sán dây.
Theo infonet
Phòng bệnh lây truyền qua thực phẩm ô nhiễm
Bệnh truyền qua thực phẩm, trong đó nhiễm ký sinh trùng liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống như: tiết canh, gỏi sống, các loại đồ ăn/thức uống chưa đun sôi, nấu kỹ.
Nhiều hội chứng bệnh do ký sinh trùng
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến liên quan đến việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến không an toàn như: các món ăn từ thịt tái, sống, rau sống, đặc biệt các rau thủy canh.
Các loại ký sinh trùng đi vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm sẽ chiếm sinh chất của cơ thể người, và đây chính là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu m.áu, hội chứng viêm dạ dày, ruột, viêm tiểu – đại tràng. Có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể đã phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng ký sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc ký sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.
Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng sống trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải trứng hoặc ấu trùng qua đường tiêu hóa.
Những người chế biến thức ăn thường không biết chính mình làm ô nhiễm thực phẩm, do vậy ký sinh trùng vẫn tiếp tục được thải ra môi trường làm ô nhiễm thực phẩm. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng:
Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Hầu hết các ký sinh trùng sẽ c.hết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C. Do đó ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh cá nhân, đảm bảo các yêu tố về an toàn thực phẩm phòng được các bệnh qua đường thực phẩ do ký sinh trùng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc, lây truyền mầm bệnh.
Đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm ký sinh trùng. Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
Trong trường hợp không may xảy ra ngộ độc, nhiễm bệnh do không đảm bảo về an toàn thực phẩm, cơ quan y tế cần phối hợp cơ quan liên quan điều tra kịp thời ca bệnh, vụ NĐTP, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên ký sinh trùng để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc. Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ATTP chuỗi cung cấp thực phẩm, vệ sinh thú y, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở mọi cấp độ, mọi thời gian và mọi địa bàn.
5 bước quan trọng bảo đảm thức ăn an toàn do WHO khuyến cáo:
– Giữ vệ sinh
– Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín
– Đun nấu kỹ
– Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
– Sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi.
Nên bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, bằng cách bảo quản lạnh dưới 5 độ C và nấu chín thức ăn từ 70 độ C trở lên sẽ hạn chế vi khuẩn hoặc diệt vi khuẩn, ký sinh trùng; sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống, bởi các chất hóa học độc hại có thể xuất hiện và gây hại trong những thực phẩm đã lên men, ôi cũ. Các bước vệ sinh cơ bản như: rửa sạch và gọt vỏ rau, quả có thể làm giảm nguy cơ sinh ra các vi khuẩn gây bệnh. Cần chọn lựa thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm soát về chất lượng.
Theo Thanh niên