Hầu hết phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho tới khi đến giai đoạn tiến triển.
Xuất huyết bất thường, dịch tiết â.m đ.ạo bất thường, đau khi quan hệ t.ình d.ục, đau vùng xương chậu, đau lưng… là những dấu hiệu có thể của ung thư cổ tử cung – Ảnh minh họa: Shutterstock
Đó là lý do tại sao Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên kiểm tra thường xuyên bằng phết tế bào Pap, bắt đầu từ t.uổi 21.
Đi khám ngay nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, theo The Healthy.
1. Xuất huyết bất thường
Nếu bị xuất huyết ngoài kỳ kinh hoặc k.inh n.guyệt không đều hoặc nặng hơn bình thường, hoặc ở phụ nữ mãn kinh, đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Tiến sĩ John Moroney, phó giáo sư về ung thư phụ khoa tại Đại học Chicago (Mỹ), cho biết dấu hiệu thầm lặng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là c.hảy m.áu bất thường, theo The Healthy.
2. C.hảy m.áu sau khi quan hệ
C.hảy m.áu sau khi “gần gũi” cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Khi một bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, các tế bào bắt đầu nhân lên một cách bất thường và nhanh chóng, và có thể tạo thành một khối bao gồm các mô ung thư. Khối này gây c.hảy m.áu khi bị chạm vào, bác sĩ phụ khoa, tiến sĩ Tracy Scheller, từ Bệnh viện Englewood, Englewood, New Jersey (Mỹ), cho biết.
3. Dịch tiết â.m đ.ạo bất thường
Dịch tiết â.m đ.ạo bất thường, có màu nhợt nhạt, loãng như nước, có mùi hôi, màu nâu hoặc lẫn với m.áu là dấu hiệu phổ biến của ung thư cổ tử cung. Dịch tiết ra dai dẳng có màu khác hoặc có mùi, có thể là sản phẩm của mô c.hết từ ung thư cổ tử cung, tiến sĩ Scheller nói.
4. Đau vùng xương chậu hoặc đau lưng
Một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung tiến triển là đau vùng chậu hoặc đau lưng. Lúc này, có thể khối u đã phát triển nhiều đến nỗi chèn ép vùng lưng dưới hoặc xương sống. Tiến sĩ Scheller cho biết cơn đau lưng giống như đau khi hành kinh.
5. Đau khi quan hệ t.ình d.ục
Có nhiều lý do khiến đau khi “yêu” và hầu hết không liên quan đến ung thư. Nhưng vẫn có thể sự phát triển của khối u trên khắp các mô và cơ quan sinh sản gây đau.
6. Sưng một bên chân
Tiến sĩ Moroney cho biết những bệnh ung thư này thường không có triệu chứng cho đến khi cơn đau gây ra các triệu chứng khác, như chèn ép dây thần kinh. Khi một khối u tiếp tục phát triển, nó chèn ép dây thần kinh, gây đau. Và nếu cơn đau do ung thư cổ tử cung tiến triển, có thể đi kèm với sưng một bên chân, theo The Healthy.
7. Chán ăn và giảm cân
Giống như nhiều bệnh ung thư khác, các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung tiến triển có thể bao gồm chán ăn và giảm cân.
8. Mệt mỏi liên tục
Nếu bạn ngủ li bì và mệt khác thường, đó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung nếu kết hợp với nhiều triệu chứng khác.
Ung thư cổ tử cung thường có thể được ngăn ngừa bằng thường xuyên xét nghiệm Pap smear, tiêm vắc xin HPV và khám phụ khoa thường xuyên, theo The Healthy.
Theo thanhnien.vn
Chỉ 1 liều vắc-xin HPV cũng đủ đem lại khả năng ngừa ung thư đáng kể
Nguy cơ mắc bệnh cổ tử cung t.iền ung thư đối với nhóm đã tiêm 1, 2 và 3 liều vắc-xin HPV được giảm lần lượt 36%, 28% và 34% so với những người không được chủng ngừa.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, một liều vắc-xin papillomavirus ở người (HPV) có hiệu quả tương đương với nhiều liều trong việc ngăn ngừa bệnh cổ tử cung t.iền ung thư, sau này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Phát hiện này được công bố trên “Cancer”, tạp chí khoa học của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS).
HPV là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Đáng nói là việc thường xuyên bị n.hiễm t.rùng với một số loại virus nhất định có thể gây ung thư cổ tử cung. Để ngăn ngừa HPV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng, cả nam và nữ giới dưới 15 t.uổi nên chủng ngừa vắc-xin HPV.
Để xác định tính hiệu quả của vắc-xin HPV đối với khả năng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, thạc sĩ Ana M. Rodriguez đến từ Đại học Y khoa Texas (Mỹ) và các đồng nghiệp, đã tiến hành thu thập và phân tích số liệu của những phụ nữ từ 9 đến 26 t.uổi, chưa được tiêm chủng hoặc đã chủng ngừa vắc-xin HPV, trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 6 năm 2015.
Tập số liệu này bao gồm 133.082 phụ nữ, với 66.541 người đã được tiêm phòng và 66.541 người chưa. Kết quả thống kê chỉ ra rằng, đối với nhóm nữ 15-19 t.uổi, được tiêm 1, 2 hoặc 3 liều vắc-xin HPV, có tỷ lệ mắc bệnh cổ tử cung t.iền ung thư thấp hơn so với những người cùng độ t.uổi không được chủng ngừa HPV.
Trong khoảng thời gian 5 năm, 2,65% thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng (độ t.uổi 15-19) đã phát triển bệnh cổ tử cung t.iền ung thư, so với 1,62%, 1,99% và 1,86% trong các nhóm đã tiêm 1, 2 và 3 liều vắc-xin HPV. Nguy cơ mắc bệnh cổ tử cung t.iền ung thư đối với nhóm đã tiêm 1, 2 và 3 liều vắc-xin HPV được giảm lần lượt 36%, 28% và 34% so với những người không được chủng ngừa.
Đối với nhóm trẻ nhất (dưới 15 t.uổi) và nhóm lớn t.uổi nhất (20 t.uổi trở lên), các nhà nghiên cứu không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ mắc bệnh cổ tử cung t.iền ung thư, giữa các nhóm được tiêm chủng.
“Nghiên cứu này cho thấy tác động của việc tiêm phòng HPV khi còn trẻ và sự bảo vệ lâu dài chống lại ung thư cổ tử cung” – Rodriguez nhấn mạnh – “Điều quan trọng là sự giáo dục cha mẹ về sự cần thiết trong việc tiêm chủng cho con cái của họ.”
Minh Nhật
Theo ME/Dân Trí