Thấy bàn chân có “điềm báo’ này, hãy cảnh giác vì thận đang gửi lời báo động nhiễm độc nặng

Dưới đây là 3 dấu hiệu trên bàn chân cho thấy thận của bạn đang ngày một suy kiệt, chớ dại mà xem thường.

Hình bán nguyệt trên móng thay đổi

Ảnh minh họa

Hình bán nguyệt trên móng chân chúng ta cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể. Nếu như hình bán nguyệt trên móng tay chúng ta đột ngột thu hẹp, chuyển màu, không còn hồng hào mà chuyển sang màu đen hoặc bợt màu cũng có thể là dấu hiệu thận bị tổn thương.

Phù chân

Thận có chức năng giải độc cho cơ thể vì vậy khi bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng phù chân do tích nước. Khi chúng ta đi bộ hoặc thực hiện các vận động, nếu thấy chân có dấu hiệu đau hoặc sưng, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề.

Móng chân trắng bợt

Thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu của cơ thể dẫn đến bàn chân và vùng móng không nhận đủ lượng m.áu cần thiết chuyển sang màu trắng bợt và nhợt nhạt.

Nếu như móng tay và móng chân có hiện tượng mọc lệch và mỏng hơn so với bình thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay vì đó có thể là dấu hiệu thận đã bị hư.

Ngoài ra, bạn hãy để ý tới nhữngdấu hiệu sau đây:

Thay đổi khi đi tiểu:Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có m.áu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu m.áu do suy thận.

Ngứa:Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi m.áu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong m.áu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac:Sự tích tụ của các chất thải trong m.áu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn:Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông:Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu m.áu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh:Thiếu m.áu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung:Thiếu m.áu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn:Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Quảng Ninh: Cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp

Sau 18 giờ chào đời, cặp song sinh ở Quảng Ninh có biểu hiện nôn ra nhiều m.áu đỏ tươi, có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn.

Ngày 19.12, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa cứu sống cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa. Hai bé chào đời ở tuần thai thứ 39, cân nặng khoảng 2,4 kg mỗi trẻ, hồng hào, khóc to.

Tuy nhiên, sau sinh 18 tiếng, hai trẻ có biểu hiện nôn ra nhiều m.áu đỏ tươi, m.áu cục kèm ít m.áu nâu.

2 trẻ sơ sinh sau 5 ngày điều trị đã bú mẹ trở lại. Ảnh BVCC

Ngay sau khi nhập viện, 2 trẻ nhanh chóng được chuyển khu vực hồi sức sơ sinh, được nhịn ăn hoàn toàn, truyền dịch kháng sinh, làm xét nghiệm đ.ánh giá tình trạng n.hiễm t.rùng, rối loạn đông m.áu, thiếu m.áu…

Kết quả xét nghiệm cho thấy hai trẻ có tình trạng thiếu m.áu nặng, bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn. Hai trẻ được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do viêm ruột và được điều trị hồi sức tích cực: liệu pháp oxy, đặt huyết áp động mạch xâm lấn để theo dõi huyết áp liên tục, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh rối loạn đông m.áu, rối loạn toan kiềm.

Sau 5 ngày hồi sức tích cực, sức khoẻ cặp song sinh bắt đầu ổn định, các thông số trong giới hạn bình thường và bắt đầu được bú mẹ trở lại.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, vệ sinh không đảm bảo… đều có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù hiếm gặp nhưng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh lại diễn biến rất nhanh, nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Hai trẻ song sinh trong trường hợp này rất may mắn đã được phát hiện và điều trị tích cực sớm, sức khỏe hai trẻ đã ổn định.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn càng sớm càng tốt sau sinh. Những trường hợp bệnh lý cần ăn sữa công thức theo chỉ định của bác sĩ cần lựa chọn những loại sữa dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và phải pha sữa đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đã nói ở trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sơ sinh để được theo dõi sát các triệu chứng cũng như thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *