Chỉ cần chăm chỉ sử dụng 5 loại thực phẩm dưới đây, bạn sẽ bất ngờ với kết quả đạt được.
Cơm là thức ăn được nấu ra từ gạo, cơm trắng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cơm trắng có thể khiến mỡ thừa tích tụ và gây tăng cân. Vì vậy, hãy thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau để tăng cường hiệu quả giảm cân.
1. Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là chất xơ, vitamin B1, B2, E, magie, mangan, sắt… nên tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Brightside)
Gạo lứt là loại gạo chưa qua chế biến như gạo trắng, vẫn còn giữ nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài, chứa nhiều vitamin, đặc biệt là chất xơ, vitamin B1, B2, E, magie, mangan, sắt… nên tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, gạo lứt dai hơn nên nhai lâu hơn, giúp đạt được mục đích nhai chậm, rất tốt cho việc giảm cân.
2. Yến mạch
Yến mạch là loại hạt nguyên cám được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng. Đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng protein và chất xơ hòa tan cao cùng những khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, loại thực phẩm này có thể thay thế cơm hàng ngày, đặc biệt là buổi sáng.
Yến mạch giàu chất xơ có khả năng hấp thụ nước, chất này sẽ nở ra trong dạ dày, kéo dài thời gian làm rỗng của dạ dày, do đó tạo cảm giác no lâu, vừa miệng, rất thích hợp cho người muốn giảm cân.
3. Hạt Quinoa
Hạt quinoa à một trong những thực phẩm thay thế cho cơm trắng không chứa gluten, hàm lượng protein cao, giàu calci, sắt, magie, chất xơ và vitamin. (Ảnh: Brightside)
Hạt quinoa hay còn được gọi là diêm mạch, đây là một trong những thực phẩm sức khỏe phổ biến nhất được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao. Nó còn là thực phẩm thay thế cho cơm trắng không chứa gluten, hàm lượng protein cao, giàu calci, sắt, magie, chất xơ và vitamin.
Trên thực tế, khi nấu chín 92g Quinoa có thể cung cấp 4g Protein hoàn chỉnh. Hàm lượng này cao gấp đôi so với khẩu phần gạo trắng, nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
4. Khoai lang
Khoai lang được coi là “thực phẩm vàng” trong công cuộc giảm cân. Đặc biệt, dù năng lượng thấp nhưng trong khoai lang lại giàu chất xơ, khoáng chất, giàu vitamin, beta-carotene (t.iền vitamin A), giàu sắt và calci tạo cho bạn cảm giác no lâu.
Bạn có thể sử dụng khoai lang để thay thế cơm trắng trong bữa ăn nhưng cũng đừng quên bổ sung thêm các loại rau, thịt để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhé.
5. Súp lơ
Súp lơ là một loại thực phẩm thay thế ít carbs và ít calo tuyệt vời cho gạo. (Ảnh: Brightside)
Súp lơ là loại thực phẩm thay thế ít carbs và ít calo tuyệt vời cho gạo. Nó có hương vị nhẹ, cũng như kết cấu về bề ngoài tương tự như cơm trắng đã được nấu chín. Một khẩu phần gồm 57 gam súp lơ nghiền có 13 calo so với 100 calo cùng khẩu phần của gạo trắng.
Do súp lơ chứa hàm lượng carb ít và tạo ra ít calo in vào cơ thể nên nó được trở thành loại thực phẩm thay thế gạo phổ biến cho những người có chế độ ăn kiêng low-carb hay keto.
Dọc mùng có tác dụng ‘hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người
Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng hay mọc ở nơi ẩm ướt.
Theo y học hiện đại, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không có độc, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ngoài dùng làm thực phẩm nấu canh cá, canh sườn, dọc mùng còn có tác dụng chữa bệnh. Thân và lá dọc mùng tiêu ứ, trừ giun. Củ dọc mùng phơi khô tán bột để chữa bệnh ngoài da.
Trong đời sống hằng ngày, dọc mùng được chế biến làm các món ăn như canh, bún, nộm, luộc thậm chí muối như dưa chua. Dọc mùng hợp với các món giàu chất đạm. Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc, ngon miệng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dọc mùng tốt cho những người bị mỡ m.áu, cholesterol m.áu cao, được coi như “máy quét”mỡ ra khỏi cơ thể. Đây cũng là thực phẩm đầu bảng tốt cho giảm cân, hệ tim mạch.
Dọc mùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Để điều trị bệnh sởi, người ta lấy bẹ dọc mùng rửa sạch, phơi khô và đem nấu với nước cho tới khi cô đặc lại, uống 2-3 lần/ngày, kiên trì trong 4-5 ngày. Dọc mùng còn sử dụng trong trị cảm cúm bằng cách phơi khô, sắc cô đặc, uống khi còn ấm nóng.
Tuy nhiên, chế biến dọc mùng không cẩn thận dễ gây ngứa họng khi ăn nên nhiều người không thích. Sơ chế dọc mùng cần làm thật kỹ. Thân dọc mùng tước sạch vỏ, bỏ phần màng trắng, sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Vắt sạch nước trong dọc mùng rồi mang đi nấu canh.
Lương y Trung khuyến cáo người tăng axit uric hạn chế ăn dọc mùng. Người có cơ địa dị ứng dọc mùng có thể bị ngứa, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cây dọc mùng thường hay bị nhầm với cây ráy. Trái ngược với hương vị giòn ngọt, tươi mát của dọc mùng sau khi chế biến cẩn thận, ăn phải lá hoặc thân ráy thường dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi, cứng hàm, méo miệng. Triệu chứng này xuất phát từ hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy.
Để phân biệt cây ráy và cây dọc mùng, bạn lưu ý, cuống lá của dọc mùng có màu xanh nhạt và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Cuống lá của cây ráy to và cứng cáp, khi tiếp xúc trực tiếp với da thường gây phản ứng ngứa rát.