Thay đổi lối sống để giảm mỡ

Theo các nhà nghiên cứu, mỡ nội tạng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ra hàng loạt vấn đề như tiểu đường, đột quỵ, cao huyết áp…

Chạy bộ làm tăng nhịp tim và khiến cơ thể đổ mồ hôi sẽ giúp loại trừ mỡ nội tạng – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, mỡ nội tạng có thể biến mất chỉ trong vài tháng.

Mỡ nội tạng là loại mỡ được cơ thể dự trữ trong khoang bụng, có vị trí gần nhiều cơ quan trọng yếu như gan, dạ dày và ruột, theo trang tin Insider.

Nguyên nhân chính gây thừa mỡ nội tạng là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa carbohydrate khiến cơ thể tích mỡ. Ngoài ra, tình trạng rối loạn hormone, căng thẳng mãn tính cũng dẫn đến việc cơ thể kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh NPY và hormone cortisol, thúc đẩy quá trình dự trữ nhiều chất béo nội tạng hơn.

Nhiều mối nguy cho sức khỏe

Thừa mỡ nội tạng có thể dẫn đến nhiều mối nguy cho cơ thể. Cụ thể, khi mỡ nội tạng tích tụ quá mức, sẽ bắt đầu len lỏi vào các cơ quan nội tạng như tim, ruột, gan, ống mật, mạch m.áu, làm tăng nguy cơ mắc các chứng ung thư, alzheimer, bệnh tiểu đường loại 2 hay đột quỵ.

Bên cạnh đó, chất béo dư thừa cũng tạo ra a xít béo, đi qua tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch với hai đầu là hai hệ thống mao mạch của gan và ruột) đến gan, từ đó tác động đến lượng insulin, cholesterol, làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch, tiểu đường, ung thư.

Các chuyên gia dinh dưỡng của Insider cũng cho hay mỡ nội tạng còn có thể tác động đến một số hormone, đơn cử như leptin – hormone kiểm soát cơn đói. Theo đó, những người béo phì sẽ có lượng leptin cao hơn bình thường.

Vì vậy, họ cảm thấy đói thường xuyên hơn, dẫn đến việc muốn ăn nhiều hơn và tiếp tục tích thêm mỡ.

Cách giảm mỡ nội tạng

Cách tốt nhất để giải quyết mỡ nội tạng là thay đổi lối sống kém khoa học, tập trung vào việc cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập thể dục.

Theo tiến sĩ Michael Russo – chuyên gia tại hệ thống chăm sóc sức khỏe Memorial Care (Mỹ): “Chế độ ăn uống chiếm đến 80% thành công của kế hoạch giảm mỡ nội tạng. Dù vậy, việc luyện tập thể dục cũng vô cùng quan trọng”.

Chuyên gia Russo cho hay hình thức luyện tập sẽ không quan trọng bằng việc tập trung vào các bài tập giúp tăng nhịp tim và khiến cơ thể đổ mồ hôi. Các bài tập rèn luyện sức mạnh cho hệ tim mạch cũng sẽ rất hiệu quả. Nếu cảm thấy việc đến phòng tập thường xuyên là khó khăn, mọi người có thể chuyển sang đi bộ đường dài để rèn luyện sức khỏe và giảm mỡ.

Đối với chế độ ăn uống, tiến sĩ Russo cho hay người muốn giảm mỡ nội tạng cần ăn thêm nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây hằng ngày, hạn chế nạp vào các loại thực phẩm chế biến sẵn và đường tinh luyện. Ngoài ra, cần theo dõi tổng lượng calo tiêu thụ, sao cho phù hợp với khối lượng và nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Thông tin từ trang Harvard Health Publishing trực thuộc Trường Y khoa Harvard (Harvard Medical School) cho hay trong một tuần, một người chỉ nên giảm từ 0,5 – 1 kg để đảm bảo sức khỏe và nhịp độ cuộc sống. Đồng thời, trang Harvard Health Publishing cũng nhận định việc giảm chất béo nội tạng, so với nhiều loại chất béo khác, là dễ dàng hơn nhiều, bởi cơ thể có thể chuyển hóa và thải bỏ loại mỡ này nhanh hơn, thông qua hệ bài tiết.

Cùng quan điểm này, Trung tâm y tế Mayo Clinic (Mỹ) cho hay với việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, mọi người sẽ nhận thấy tiến triển rõ rệt trong việc loại trừ mỡ nội tạng chỉ trong vòng vài tháng.

Chóng mặt và các vấn đề về thị lực: Cảnh báo tăng huyết áp

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, tăng huyết áp có thể không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, ngoại trừ hai dấu hiệu: Chóng mặt và các vấn đề về thị lực…

Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực m.áu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Điều này dẫn đến tổn thương mạch m.áu, đặc biệt nếu áp lực duy trì quá cao trong thời gian dài.

Tăng huyết áp có thể góp phần gây ra đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề về thận. Điều quan trọng là nhiều người bị tăng huyết áp mà không nhận ra điều này (do không có triệu chứng) cho đến khi xảy ra một tình trạng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một nghiên cứu được xuất bản bởi Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo: Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt đột ngột hoặc các vấn đề về thị lực, cần kiểm tra huyết áp.

Chóng mặt: Trong bệnh tăng huyết áp, chóng mặt là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất. Chóng mặt kèm theo tăng huyết áp là một dấu hiệu của các vấn đề ở cột sống cổ, hậu quả của các động mạch bị chèn ép và liên quan đến việc cung cấp m.áu cho não bị suy giảm. Các chuyên gia khuyên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn chóng mặt của bạn kéo dài hoặc tái phát trở lại.

Nếu ngoài chóng mặt, bạn còn cảm thấy buồn nôn, cảm giác sợ hãi, sốt kèm theo ớn lạnh, đổ mồ hôi, đ.ánh trống ngực… cho thấy bạn đang bị huyết áp tăng quá cao. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này dấu hiệu báo trước của đột quỵ.

Các vấn đề về thị lực: Khi huyết áp tăng quá cao, thành mạch m.áu trong võng mạc có thể dày lên để chống chọi với căng thẳng. Điều này làm gián đoạn việc cung cấp m.áu cho mắt và gây ra các triệu chứng mắt nhất định.

Các chuyên gia cảnh báo: Nhìn mờ hoặc có đốm m.áu trong mắt có thể cho thấy bạn bị huyết áp cao . T ăng huyết áp nếu không được khắc phục trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch m.áu của võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây ra các vấn đề về suy giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *