Thẻ xanh COVID-19, một trong 7 chiến lược trọng tâm của TP.HCM sau 15-9

Ngày 9-9, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn sau ngày 15-9, TP sẽ sử dụng “thẻ xanh COVID-19″ để người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất.

Tiêm vắc xin AstraZeneca (mũi 2) cho người dân tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM sáng 4-9 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các giải pháp can thiệp, dự đoán sau ngày 15-9 khả năng cao tình hình dịch bệnh của TP.HCM sẽ chuyển từ mức cao sang mức trung bình và sẽ kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế. Theo đó, TP sẽ có 7 chiến lược trọng tâm trong giai đoạn này, cụ thể như sau:

1. Bao phủ vắc xin cho người dân sinh sống trên địa bàn TP

Tiến tới bao phủ 100% cho người trên 18 t.uổi (đủ 2 mũi), trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu, người có nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 50 t.uổi, phụ nữ mang thai).

Tiến tới triển khai tiêm vắc xin cho t.rẻ e.m có nguy cơ cao (bệnh nền, béo phì) khi có nguồn cung.

2. Giãn cách xã hội gắn liền với “thẻ xanh COVID”

Từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội dựa trên đ.ánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

Phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.

Sử dụng “thẻ xanh COVID-19″ cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

3. Hiện thực hóa thông điệp “Sống khỏe trong môi trường có dịch”

Xây dựng nội dung về thông điệp “Sống khỏe trong môi trường có dịch”: Cung cấp kiến thức về dịch bệnh COVID-19 cho người dân về cách phòng ngừa, vắc xin, cách tự làm xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ, tự chăm sóc khi mắc bệnh và cách liên hệ với nhân viên y tế khi cần trợ giúp…

Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền để nâng cao sự hiểu biết của người dân.

4. Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn phải quản lý được danh sách F0 trên địa bàn, sàng lọc đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định. Đảm bảo 100% F0 tại nhà được chăm sóc và quản lý tại các tuyến y tế cơ sở và được cấp phát đầy đủ túi thuốc (gói A-B và C).

Tư vấn, hướng dẫn F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe mỗi ngày, nhân viên y tế tổ chức khám chữa bệnh từ xa và theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà đối với các trường hợp có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng. Kịp thời phát hiện và sơ cấp cứu các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng, chuyển viện kịp thời, không để xảy ra trường hợp F0 t.ử v.ong tại nhà.

Nhân rộng mô hình hiệu quả về chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng. Có cơ chế và giải pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực trong cộng đồng, bao gồm hệ thống y tế tư nhân tham gia công tác chăm sóc F0 tại nhà.

5. Nâng cao hiệu quả điều trị, giảm t.ử v.ong do COVID-19

Tiếp tục duy trì và nâng cao năng suất hoạt động, củng cố chất lượng điều trị của các cơ sở y tế trong hệ thống 3 tầng điều trị COVID-19 của TP; bảo đảm nguồn nhân lực y tế có đủ về số lượng và có kiến thức chuyên môn cần thiết…

Tùy theo tình hình dịch bệnh, từng bước chuyển đổi dần các bệnh viện TP, quận, huyện trở về chức năng ban đầu để tiếp nhận và điều trị các bệnh lý không phải COVID-19, đồng thời duy trì một số bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung điều trị khi dịch tái phát.

Đảm bảo duy trì khu cách ly điều trị dành cho người bệnh COVID-19 với quy mô số giường tối thiểu là 20 – 40 giường có oxy tại tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP.

6. Giám sát dịch tễ để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát

Tổ chức xét nghiệm cho tất cả những trường hợp nghi ngờ COVID-19. Giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện kịp thời các chùm ca bệnh mới trong cộng đồng. Điều tra, truy vết khi phát hiện ca F0 không rõ nguồn gốc, kiểm soát và ngăn chặn chuỗi lây nhiễm mới.

Giám sát định kỳ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên giao hàng, tài xế, công an… và vùng nguy cơ cao ít nhất mỗi 7 ngày.

7. Phục hồi hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân

Củng cố nguồn nhân lực của hệ thống y tế cơ sở, nhất là trạm y tế, tiếp tục duy trì mô hình trạm y tế lưu động gắn liền với tổ COVID-19 cộng đồng, tổ dân phố.

Tái cấu trúc bộ máy, cơ sở vật chất để có thể sẵn sàng đảm bảo 2 chức năng: điều trị các bệnh lý không COVID-19 và bệnh lý COVID-19.

Chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực hồi sức, chuyên khoa nhiễm bên cạnh việc tiếp tục triển khai các mũi nhọn chuyên sâu của ngành y tế TP.

Có cơ chế để hệ thống y tế tư nhân có thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng

Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 với 4 địa phương gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương sáng 6-9, Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc xin COVID-19 với tổng số 32,8 triệu liều.

Chị Đồng Thị Thảo (27 t.uổi) tiêm vắc xin AstraZeneca (mũi 2) tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐịNH

Riêng TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc xin cả nước.

Trong đó, TP.HCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc xin đủ bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 t.uổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.

4 địa phương đã tiêm được khoảng 65%

Đến ngày 5-9, 4 địa phương trên đã tiếp nhận gần 13,8 triệu liều và đã tiêm hơn 9 triệu liều (đạt khoảng 65%).

Hà Nội cũng đã được phân bổ khoảng 5,3 triệu liều vắc xin, đến 5-9 tiêm được trên 2,3 triệu mũi, trong đó có gần 2,1 triệu người được tiêm 1 mũi và gần 230.000 người được tiêm đủ 2 mũi, tổng số đã được tiêm bằng gần 34% dân số trong độ t.uổi tiêm chủng (từ 18 t.uổi trở lên).

Cục Y tế dự phòng cho biết TP.HCM đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vắc xin (trong đó 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi). Tỉ lệ sử dụng vắc xin đạt 69,1% so với số đã tiếp nhận và đạt 67,2% so với số được phân bổ.

Đồng Nai đã tiêm gần 826.000 liều trên tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ (thực nhận gần 1,5 triệu liều), tỉ lệ sử dụng đạt 56,5% so với số đã tiếp nhận và 45,9% so với số được phân bổ.

Long An đã tiêm 917.000 liều trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được phân bổ (thực nhận hơn 1,3 triệu). Tỉ lệ sử dụng đạt 69% so với số đã tiếp nhận và 55,5% so với số được phân bổ, trong đó 100% người dân thuộc vùng đỏ đã được tiêm.

Bình Dương đã tiêm hơn 1 triệu liều, tỉ lệ sử dụng đạt 52,3% so với số đã tiếp nhận và 45,6% so với số được phân bổ.

Vì sao tỉ lệ sử dụng vắc xin còn thấp?

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, điều này một phần do lượng vắc xin của các địa phương tiếp nhận lớn. Quyết định phân bổ vắc xin gần đây nhất mới được ban hành hôm 30-8. Trong một tuần qua, các địa phương đã tăng tốc tiếp nhận và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

Tại Bình Dương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết 2 ngày tới đây sẽ hoàn tất tiêm số 750.000 liều vắc xin Sinopharm mới tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ tiêm hết 300.000 liều AstraZeneca và Pfizer.

Bình Dương ưu tiên tiêm mũi 1 cho người dân, phấn đấu đến ngày 10-9, 100% dân số trên 18 t.uổi ở tỉnh được tiêm vắc xin.

Lý do thứ 2, theo Cục Y tế dự phòng, là để đảm bảo vắc xin đủ để tiêm mũi 2 cho người dân, các tỉnh, thành cũng lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vắc xin phân bổ. Do đó, tỉ lệ vắc xin đã được sử dụng trên tổng vắc xin tiếp nhận/phân bổ bị kéo giảm.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết các địa phương có kế hoạch tổng thể nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiết theo từng quận, huyện. Vấn đề báo cáo, nhập dữ liệu chưa kịp thời, chưa tính toán đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên số liệu thực tế đã tiêm và số cập nhật lên hệ thống bị chênh.

Đây là nguyên nhân khiến việc đ.ánh giá kết quả sử dụng vắc xin ở những địa phương này còn thấp so với yêu cầu.

Thực tế, qua quá trình báo cáo, kiểm điểm, tổng số vắc xin đã tiêm ở 4 địa phương này nâng lên hơn 9,8 triệu liều, cao hơn gần 1 triệu liều so với con số cập nhật dữ liệu lên Bộ Y tế, đạt 72% số vắc xin đã tiếp nhận.

Bộ Y tế cũng yêu cầu đến 15-9, 5 tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ phải hoàn tất tiêm mũi 1 cho toàn bộ người từ 18 t.uổi trở lên.

Đây là yêu cầu khó thực hiện với một số tỉnh thành trong số này, bởi thời gian chỉ còn hơn một tuần nhưng số lượng mũi tiêm (như ở Hà Nội) lên đến hàng triệu mũi, trong khi ngày 5-9 Hà Nội chỉ tiêm được chưa đầy 100.000 mũi.

Địa phương tổ chức tiếp nhận vắc xin trong vòng 24 giờ

Đối với việc tiếp nhận vắc xin, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM chủ động thông báo cho các địa phương trong vòng 24 giờ từ khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Ngay khi nhận thông báo này, các địa phương phải chủ động liên hệ, tổ chức tiếp nhận trong 24 giờ kế tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *