Nghiên cứu mới cho thấy những người chưa tiêm chủng ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn nếu các thành viên còn lại trong gia đình đã có miễn dịch chống lại vi rút.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Ume, đông bắc Thụy Điển, phát hiện ra rằng, những người chưa tiêm chủng có thể giảm tới 97% nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu những thành viên còn lại trong gia đình đã có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc từng nhiễm Covid-19, theo Daily Mail.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, người sống trong gia đình 5 người, với 4 thành viên đã có khả năng miễn dịch – là an toàn nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí J AMA Internal Medicine ngày 4.10, đã thu thập dữ liệu từ 1,7 triệu người thuộc 814.806 hộ gia đình ở Thụy Điển. Mỗi gia đình gồm từ 2 đến 5 người.
Tất cả các hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu đều có ít nhất 1 thành viên chưa tiêm chủng và các nhà nghiên cứu đã tính toán nguy cơ nhiễm Covid-19 của họ.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, người sống trong gia đình 5 người, với 4 thành viên đã có khả năng miễn dịch (4 thành viên đã tiêm chủng hoặc đã từng nhiễm Covid-19) thì 1 người còn lại chưa tiêm chủng có thể giảm tới 97% nguy cơ nhiễm Covid-19, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ giảm xuống khi có ít người trong gia đình đã tiêm chủng hơn.
Nếu có 3 người đã có khả năng miễn dịch trong gia đình gồm 4 – 5 thành viên, thì những người chưa tiêm chủng giảm được 90% nguy cơ nhiễm Covid-19.
Trong trường hợp chỉ 2 thành viên trong hộ gia đình đã có khả năng miễn dịch, thì những thành viên còn lại chưa tiêm chủng có thể giảm được 75% nguy cơ nhiễm bệnh.
Việc càng có nhiều người đã tiêm chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Và nếu chỉ 1 người trong gia đình đã có khả năng miễn dịch, thì những thành viên còn lại chưa tiêm chủng chỉ giảm được 50% nguy cơ, theo Daily Mail.
Giáo sư Peter Nordstrm, bác sĩ tư vấn cao cấp tại Khoa Y học cộng đồng Đại học Ume, cho biết kết quả cho thấy rõ ràng rằng việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ chính người đã tiêm chủng mà còn giúp giảm sự lây truyền bệnh, đặc biệt trong gia đình – là nơi có nguy cơ lây truyền cao nhất.
Tiêm chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Đối với miễn dịch cộng đồng, các chuyên gia tin rằng mức độ để đạt miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 có thể là khoảng 80% dân số, có nghĩa là cứ 5 người thì cần 4 người đã được miễn dịch, như kết quả nghiên cứu cho thấy, theo Daily Mail.
Sự gia tăng của biến thể Delta, và khả năng phát sinh các chủng vi rút thậm chí còn mạnh hơn, có thể đẩy mốc mục tiêu này lên cao hơn nữa.
Tiến sĩ Marcel Ballin, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Ume, đồng tác giả của nghiên cứu, cũng cho biết, tiêm chủng không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 của bản thân người tiêm mà còn giảm sự lây truyền cho người khác, giảm thiểu số người mắc bệnh nghiêm trọng, kể cả đối với các biến thể nguy hiểm. “Do đó, việc càng có nhiều người đã tiêm chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu”, tiến sĩ Ballin giải thích.
Giáo sư Oxford dự đoán đầy tích cực về SARS-CoV-2: Rồi cũng chỉ như cảm lạnh mà thôi!
Một giáo sư về tiêm chủng ở Anh vừa đưa những dự đoán tích cực về virus SARS-CoV-2.
COVID-19 sẽ suy yếu, trở thành một loại bệnh giống như cảm lạnh thông thường và sẽ không đạt được khả năng né vaccine, một chuyên gia từ Đại học Oxford (Anh) cho biết.
Theo Dame Sarah Gilbert, giáo sư về tiêm chủng tại Viện Jenner – Khoa Y học Lâm sàng Nuffield của Đại học Oxford (Anh), SARS-CoV-2 sẽ không đột biến thành một biến thể c.hết chóc hơn. Nó sẽ dần trở nên giống các coronavirus khác mà đang sống chung với chúng ta, The Times đưa tin.
Gilbert nói với Hiệp hội Y khoa Hoàng gia: “Chúng ta đang sống chung với bốn coronavirus khác nhau ở người, chúng ta thực sự không bao giờ nghĩ đến chúng, và cuối cùng SARS-CoV-2 cũng sẽ trở thành một trong số đó.
“Vấn đề chỉ là chúng ta mất bao lâu để đạt được điều đó và những biện pháp nào cần thực hiện để đối phó với nó trong lúc chờ đời”.
COVID-19 sẽ suy yếu, trở thành một loại bệnh giống như cảm lạnh thông thường, một chuyên gia Anh dự đoán.
Giáo sư Gilbert dự đoán SARS-CoV-2 sẽ trở nên giống như cảm lạnh thông thường và sẽ không thể đột biến để né vaccine. Loại protein gai mà vaccine nhắm vào chỉ có khả năng đột biến hạn chế và vẫn phải cho phép virus xâm nhập vào bên trong tế bào người, giáo sư giải thích.
“Nếu nó thay đổi protein gai đến mức không thể tương tác với thụ thể đó, thì nó sẽ không thể đi vào bên trong tế bào”, giáo sư nói. “Vì vậy, không có nhiều khả năng virus sẽ tránh được khả năng miễn dịch nhưng nó vẫn là virus có khả năng lây nhiễm”.
Giáo sư Gilbert cũng cho biết tiêm vaccine là chìa khóa để ngăn chặn bất kỳ đại dịch nào trong tương lai và việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo là rất quan trọng để các đợt dịch bùng phát “không lan ra nhiều quốc gia”.
“Tôi không muốn làm mọi người chán nản bằng cách khiến họ nghĩ rằng chuyện này sẽ xảy ra lần nữa – đó thực sự là điều mà chỉ một số ít người phải nghĩ đến.
“Chúng ta cần có khả năng ứng phó với các đợt bùng phát dịch ngay sau khi chúng được xác định – tiêm chủng cho người dân địa phương, kiểm soát ổ dịch đó và ngăn nó tiếp tục phát triển.
“Dịch bệnh sẽ lây lan nếu chúng ta không thể ứng phó với chúng và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải có vaccine cho những loại virus khác mà chúng ta đã biết để có thể chấm dứt những đợt bùng phát này”.
Giáo sư Gilbert nói rằng việc phát triển vaccine và triển khai tiêm sẽ tốn “dưới 100 triệu bảng Anh” so với “hàng tỷ tỷ” bảng Anh chi phí ứng phó với đại dịch.
“Chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm t.iền. Việc kiểm soát sẽ ít tốn kém hơn nếu chúng ta chuẩn bị sớm”, giáo sư khuyên