Thêm nhiều quốc gia châu Âu phát hiện các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 19/5, Italy và Thụy Điển cùng thông báo ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây là hai quốc gia mới nhất trong hàng loạt nước châu Âu và Bắc Mỹ phát hiện người nhiễm căn bệnh lưu hành ở nhiều khu vực châu Phi này.

Viện các bệnh truyền nhiễm Spallanzani tại thủ đô Rome cho biết trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nước này là một thanh niên vừa trở về từ quần đảo Canary. Theo các hãng tin của Italy, nam thanh niên này đang được cách ly và điều trị. Hiện anh có sức khỏe ổn định. Ngoài ra, nhà chức trách đang theo dõi sát tình hình và điều tra 2 ca bệnh nghi ngờ khác.

Tại Thụy Điển, Cơ quan Y tế công (PHA) cũng xác nhận một công dân tại khu vực Stockholm đã mắc bệnh đậu mùa khỉ. Người này “không ốm nặng nhưng vẫn được theo dõi y tế”.

Bác sĩ Klara Sonden – chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, đồng thời là điều tra viên của PHA, cho biết giới chức sở tại đang tìm hiểu nguồn lây. Ngoài ra, cơ quan này đang phối hợp với các trung tâm kiểm soát dịch bệnh các vùng nhằm xác minh xem liệu có thêm ca bệnh tương tự nào tại Thụy Điển hay không.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trung tâm này dự kiến vào đầu tuần tới sẽ công bố báo cáo đầu tiên đ.ánh giá nguy cơ. Với việc đang giám sát chặt chẽ tình hình, ECDC khuyến nghị “nên kịp thời thông báo, cách ly và xét nghiệm các ca nghi nhiễm bệnh.”

Cũng trong ngày 19/5, người phát ngôn của Cơ quan Y tế Anh cho biết hiện chưa có vaccine phòng ngừa virus gây bệnh đậu mùa khỉ, nhưng vaccine phòng bệnh đậu mùa vẫn phát huy tác dụng. Kết quả này thu được sau khi giới chuyên môn nghiên cứu ở một số người đã yêu cầu được tiêm vaccine. Tuy nhiên, người phát ngôn trên không tiết lộ chi tiết quy mô nghiên cứu.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dữ liệu cho thấy vaccine phòng bệnh đậu mùa hiện nay có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, hiện có nguồn dữ trự lớn vaccine phòng bệnh đậu mùa nhằm đề phòng nguy cơ xuất hiện đại dịch.

Cùng ngày, nhà sản xuất thuốc Bavarian Nordic có trụ sở tại Copenhagen (Đan Mạch) cho biết họ đã ký hợp đồng với một quốc gia châu Âu giấu tên về việc cung cứng vaccine đậu mùa Imvanex của công ty này nhằm ứng phó với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay.

Kể từ đầu tháng 5, châu Âu và Bắc Mỹ đã thông báo hàng chục trường hợp nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm viurus đậu mùa khỉ. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh này đang bắt đầu lan rộng. Anh – quốc gia ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh vào đầu tháng này – đã thông báo tổng cộng 9 ca bệnh ở nước này tính đến tối 18/5. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Canada và Mỹ cũng ra thông báo ghi nhận các ca nghi mắc hoặc xác nhận mắc đậu mùa khỉ. Trong bối cảnh số ca mắc gia tăng, WHO cho biết đang phối hợp với Anh và các quan chức y tế châu Âu để đ.ánh giá nguy cơ về những đợt bùng phát mới.

Đậu mùa khỉ là virus hiếm gặp, thường lây nhiễm sau khi con người tiếp xúc với loài khỉ. Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh là khoảng 10%. Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt b.ắn hô hấp hoặc dịch thể. Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi.

Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị, song vẫn có thể gây t.ử v.ong. Theo WHO, bệnh không có thuốc chữa và vaccine ngăn ngừa.

‘Vũ khí’ mới t.iêu d.iệt vi khuẩn kháng kháng sinh

Vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, dẫn đến cái c.hết của hàng trăm nghìn người mỗi năm.

Tuy nhiên, một công nghệ sửa gen mang tên CRIPSR-Cas9 có thể giúp loại bỏ chúng.


Bên trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ở Atlanta. Ảnh: AP

Kênh DW (Đức) cho biết trước khi phát hiện ra penicillin vào năm 1928, những loại bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến c.hết người. Kháng sinh đã đem lại lợi thế đáng kể cho con người trong cuộc chiến chống vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, khi các loại kháng sinh được nâng cấp thì vi khuẩn cũng vậy.

Tình trạng gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh là một trong những vấn đề y tế đáng lo ngại nhất toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 700.000 người t.ử v.ong. Một nghiên cứu năm 2018 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu thực hiện cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 33.000 người t.ử v.ong tại Liên minh châu Âu (EU) mỗi năm.

Các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong việc bào chế loại kháng sinh mới “chiến đấu” với vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách diệt vi khuẩn kháng kháng sinh trong ruột loài chuột. Phương pháp đang trong quá trình nghiên cứu này sử dụng công nghệ điều chỉnh gen được vinh danh giải Nobel là CRISPR-Cas9.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sherbrooke (Canada) cũng sử dụng công nghệ này để “đào sâu” vào vi khuẩn kháng kháng sinh và tác động vào gen để vô hiệu hóa khiến chúng c.hết mòn từ bên trong.

CRISPR-Cas9 được coi như một cỗ máy tìm kiếm và cắt phân tử, khi bạn đưa cho nó một mục tiêu là chuỗi ADN, nó sẽ chỉ tập trung cắt mục tiêu này. Trong trường hợp này là chuỗi ADN thuộc gen kháng kháng sinh.

Kết quả thu được khá hứa hẹn bởi vi khuẩn kháng kháng sinh bị t.iêu d.iệt. Điều đặc biệt là CRISPR-Cas9 chỉ nhắm đến các vi khuẩn có hại và không gây ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi trong cơ thể người, điều mà thuốc kháng sinh thường gây ra.

Về lý thuyết có thể giản đơn nhưng trên thực tế, việc đưa “cỗ máy này” vào trong vi khuẩn kháng kháng sinh là không dễ dàng. Các nhà nghiên cứu Canada đã tìm ra được phương pháp là các vi khuẩn có thể truyền gien lẫn nhau khi va chạm, quá trình này gọi là sự tiếp hợp.

Các nhà khoa học đã sử dụng CRISPR-Cas9 để nhắm đến gien kháng kháng sinh và biến đổi để chúng trở nên dễ di chuyển hơn giữa các vi khuẩn. Sau đó, họ đặt chúng vào các vi khuẩn vô hại và truyền vào trong cơ thể chuột. Điều ngạc nhiên là chúng loại bỏ hơn 99,9% vi khuẩn kháng kháng sinh chỉ sau 4 ngày.

Mặc dù qua thử nghiệm CRISPR-Cas9 khá hiệu quả nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết liệu vi khuẩn có phát triển được khả năng kháng công nghệ này hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *