Cứ tưởng để duy trì sức khỏe cơ bắp thì các vận động viên luôn phải trung thành với chế độ ăn có thịt, nhưng nữ vận động viên người Mỹ sau đây lại chứng minh điều ngược lại.
Hầu hết mọi người thường không nghĩ đến những thuật ngữ như “thuần chay”, “thể hình” lại có liên quan đến nhau. Bởi lượng protein từ động vật là nhóm thực phẩm quan trọng để cấu tạo và duy trì các cơ bắp. Cũng chính vì thế, những người tập gym hay những vận động viên thể hình đều luôn ưu tiên nhóm thực phẩm này để kiến tạo nên hình thể săn chắc, nổi rõ sáu múi hơn. Tuy nhiên, Natalie Matthews (28 t.uổi) – nữ vận động viên thể hình người Mỹ đã chứng minh rằng, lượng protein từ thực vật cũng có khả năng làm điều này.
Natalie có xu hướng ăn chay từ bé với phần lớn các bữa ăn của cô đều không có thịt. Khoảng 5 năm trước, sau khi chồng cô được bác sĩ khuyên nên kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa để cải thiện bệnh xoang mũi, Natalie cũng theo chồng không tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Cô cho biết: “Tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt, các đốm mụn của tôi biến mất và cơ thể tôi tràn đầy năng lượng”.
Nguyên tắc ăn chay của Natalie Matthews
Trong chế độ ăn thuần chay của mình, Natalie vẫn tiêu thụ đủ lượng protein mà cơ thể cần. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nữ giới có cân nặng khoảng 68kg sẽ cần tới 54gr protein mỗi ngày. Tuy nhiên, trong thời gian thi đấu, Natalie phải tăng gấp đôi lượng protein so với ngày thường là 110gr mỗi ngày, đảm bảo 80% thực phẩm ở dạng thô, ít qua chế biến nhất có thể.
Nguồn protein thực vật yêu thích của Natalie là các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… Nữ vận động viên khẳng định: “Một trong những điều tôi thích nhất khi ăn chay là có thể ăn thỏa thích cho đến khi no bụng, thực vật thường có lượng calo thấp hơn”.
Thực đơn các bữa ăn của Natalie Matthews
Bữa sáng:
Natalie thường bắt đầu ngày mới với một cốc nước lọc nhằm giúp cơ thể đào thải độc tố sau một đêm dài. Tiếp đó, nữ vận động viên ăn thêm một lượng nhỏ yến mạch cùng với các loại quả mọng để có sức cho ca tập buổi sáng.
Thỉnh thoáng, Natalie thay đổi thực đơn với các món như granola hạt bí, bánh waffle chay… Ngoài ra, Natalie còn uống cà phê đen hòa thêm chút đường cỏ ngọt.
Bữa trưa:
Sau khi trở về từ phòng tập, Natalie sẽ làm một bát salad với đậu lăng, đậu phụ, rau xanh, hạt bí ngô… chứa đủ các chất dinh dưỡng như chất béo lành mạnh, tinh bột tốt để giúp cơ thể phục hồi cơ bắp sau khi vận động.
Bữa phụ:
Natalie thường dự trữ các món ăn vặt trong nhà như các loại bánh có thành phần thuần chay, thanh protein với chocolate và bơ lạc… mỗi khi cảm thấy đói lả hoặc đuối sức.
Bữa tối:
Một bát cơm chiên không chiên với dầu có đậu phụ, rau xanh, bột nghệ… chính là bữa tối yêu thích của Natalie. Sau bữa tối, Natalie uống thêm một ly trà kombucha để thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Natalie khẳng định, dù không tiêu thụ thịt nhưng cô vẫn khỏe mạnh và có đủ sức khỏe để tiếp sức cho các giải đấu. “Ăn chay giúp tôi thấy thoải mái bởi nó có lợi cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường, động vật. Ngày nay, việc ăn chay cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn rất nhiều, bạn có thể mua thực phẩm ở những cửa hàng thực phẩm hữu cơ hoặc đi ăn ở các nhà hàng hữu cơ” – Natalie chia sẻ.
Source (Nguồn): Womenshealthmag, @fitveganchef
Theo Helino
Nữ blogger Phần Lan chia sẻ chế độ ăn thuần chay đã khiến cô mất k.inh n.guyệt và gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe
Trung thành với chế độ ăn thuần chay suốt 15 năm nhưng Virpi không ngờ vì cơ thể quá căng thẳng đã khiến cô gặp phải hàng loạt vấn đề tai hại, điển hình là tình trạng mãn kinh sớm.
Virpi Mikkonen (39 t.uổi) là một nữ blogger đang sống tại Phần Lan, chủ nhân của trang blog VANELJA – chuyên chia sẻ các kiến thức về dinh dưỡng, chế độ ăn và thu hút tới hơn 165k người theo dõi trên trang Instagram cá nhân ( @ vanelja) của mình. Cô cũng là tác giả của 4 cuốn sách dạy nấu ăn, bao gồm các công thức nấu ăn thuần chay đa dạng.
Nữ blogger Virpi Mikkonen (39 t.uổi).
Trải qua quãng thời gian mang thai con gái đầu lòng, Virpi đã chuyển sang chế độ ăn thuần chay, nói không với thịt được 15 năm. Ngoài ra, cô cũng không tiêu thụ các loại thực phẩm chứa gluten, đồ bơ sữa làm từ động vật và không sử dụng đường tinh chế.
Một ngày của Virpi thường bắt đầu với bữa sáng là một ly nước ép cần tây với dưa chuột, thì là và mùi tây. Bữa trưa chủ yếu là các loại salad rau xanh như rau chân vịt, cải xoong hoặc đậu gà… cùng các loại hạt như hướng dương, hạt bí, vừng. Virpi cũng rất chăm tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh như vậy để bảo vệ sức khỏe của mình.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đầu năm ngoái, Virpi không gặp phải tình trạng nổi phát ban trên mặt. Cô bắt đầu nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trên cơ thể, từ việc thường xuyên mắc bệnh cảm cúm, móng tay trở nên giòn và dễ gãy hơn, hay lo lắng, nghĩ suy nhiều. Đặc biệt, k.inh n.guyệt của Virpi còn không xuất hiện trong khoảng thời gian này. Sau khi đi khám, kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy nồng độ hormone FSH của Virpi tăng cao tương đương với mức FSH của phụ nữ t.uổi mãn kinh, kèm theo đó là tình trạng bốc hỏa, nóng trong người.
Nữ blogger chia sẻ: “Tôi không hiểu mình đã sai ở chỗ nào. Tôi vẫn ăn uống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện nên việc mất k.inh n.guyệt sớm như vậy khiến tôi vô cùng sợ hãi”.
Virpi tìm đến một vị bác sĩ Đông y và được chẩn đoán bị mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Người này cũng khuyên cô nên ngừng tiêu thụ chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm thô, thậm chí còn đề nghị Virpi nên ăn thịt trở lại. Virpi chia sẻ: “Bác sĩ khuyên tôi nên ăn đồ chín, đã được hâm nóng”.
Sau khi đi khám trở về, Virpi đã thử chuyển sang chế độ ăn thuần chay để bảo vệ bản thân. Hiện tại, cô đã sử dụng nước xương ninh để nấu các món hầm hoặc súp. Ngoài ra, Virpi cũng bắt đầu ăn trứng trở lại. Đây từng được xem là loại thực phẩm mà Virpi rất ác cảm.
Với chế độ ăn hiện tại, Virpi chia thực đơn như sau:
– Bữa sáng: trứng ốp lết.
– Bữa trưa: thịt viên hoặc thịt gà ăn kèm với rau xanh.
– Bữa tối: chủ yếu là súp thịt.
Bên cạnh đó, Virpi cũng ăn thêm bơ và phô mai dê, nhưng vẫn hạn chế tiêu thụ gluten trong lúa mì, lúa mạch, không ăn tinh bột và đường tinh luyện.
Qua một thời gian cải thiện chế độ ăn hàng ngày, Virpi nhận được tín hiệu tích cực hơn từ cơ thể, cô cho biết: “Thật tuyệt vời, tôi thấy mình như được nạp đầy năng lượng. Tôi ngủ ngon hơn, những cơn bốc hỏa hay nhức mỏi đã giảm dần. Điều quan trọng hơn, k.inh n.guyệt của tôi cũng trở lại. Tôi nghĩ tôi đã quay lại được đúng hướng”.
Từ một người luôn ủng hộ việc ăn chay với mục đích bảo vệ động vật, giờ đây Virpi thú nhận rằng: “Chế độ ăn này không phù hợp với một số người, trong đó có tôi. Với tôi, nó không hẳn là vấn đề về chế độ ăn mà còn do lối sống sinh hoạt quá căng thẳng. Tôi đã làm việc quá nhiều, viết 4 cuốn sách trong 2 năm. Điều này thật điên rồ nhưng không quá khó hiểu khi thấy bản thân kiệt sức. Một số người sẽ vẫn cần đến thức ăn từ động vật để luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng”.
Source (Nguồn): Dailymail, Womenshealthmag, @vanelja/Helino