Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bệnh nhân nặng lâu hồi phục

Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam đã tập huấn về dinh dưỡng trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các điều dưỡng trưởng của các bệnh viện ở phía bắc, trong hai ngày 2 – 3.10.

Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hồi phục chậm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tại đợt tập huấn, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết: Cùng với các yếu tố như: di truyền, giới tính, t.uổi tác, môi trường, bệnh lý, thì lối sống (bao gồm dinh dưỡng, vận động) đều tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng gây thiếu hụt các vitamin (A, C, D, B12, kẽm, a xít folic).

Trong khi đó, thiếu hụt đạm (chất có vai trò cung cấp năng lượng, sửa chữa các tế bào mô của da, cơ) sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ, ngừa nhiễm khuẩn. Thiếu hụt chất béo, chất xơ cũng tác động xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể. Suy dinh dưỡng ở người bệnh làm chậm thời gian hồi phục, chậm liền vết thương.

Do đó, để tăng hiệu quả điều trị các ca bệnh Covid-19 có bệnh mãn tính hoặc trong quá trình điều trị các bệnh nhân nặng khác, trong phác đồ điều trị, các bệnh nhân này cần được áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, cần can thiệp dinh dưỡng sớm, với khẩu phần ăn hoàn chỉnh, cân bằng các vi chất, đạm, chất xơ, đường, chất béo giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và tăng cường cho hệ miễn dịch, tránh để bệnh nhân suy kiệt.

PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết trong quá trình điều trị và hội chẩn điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Việt Nam đều có sự tham gia của các bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng. Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, giúp nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống đỡ trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn).

Theo các chuyên gia về điều trị tích cực, một điều tra từ 10 năm trước tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP.HCM cho thấy 30 – 50% bệnh nhân nặng tại các khoa tiêu hóa, thần kinh, đái tháo đường, hồi sức tích cực bị suy dinh dưỡng.

Dù cha mẹ có nghèo cũng đừng cắt giảm sớm 4 thứ này của con, kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phá triển trí não của bé

Nuôi con nhỏ rất tốn kém nên vì điều kiện kinh tế, nhiều gia đình sẽ cắt giảm những vật dụng mà trong suy nghĩ của họ là không còn cần thiết.

Chăm sóc và nuôi lớn một đ.ứa t.rẻ thật sự đòi hỏi rất nhiều sức lực, thời gian và cả vật chất của cha mẹ. Có rất nhiều khoản cần chi dùng cho bé, nào sữa, bỉm, nào quần áo, đồ chơi, nào đồ dùng, thuốc men… Trong số những vật dụng đó, nhiều người sẽ từ từ cắt giảm dần khi bé ngày một lớn hơn.

Nhưng có 4 thứ sau đây khi nuôi con nhỏ, cha mẹ lưu ý không nên cắt giảm sớm của con. Bởi việc làm ấy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí não của bé đấy!

1. Sữa

Sữa giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ.

Ai cũng biết rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Em bé dưới 6 tháng t.uổi cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng khi bé từ 6 tháng t.uổi trở ra, nhiều bà mẹ ít sữa không đủ cho con bú, thành ra họ phải dùng sữa bột, rồi lớn hơn nữa là dùng sữa tươi. Tuy nhiên, khi thấy bé bắt đầu ăn được cơm, nhiều thức ăn như người lớn, có bố mẹ đã cắt giảm hẳn sữa không cho bé uống nữa.

Thực tế, sữa là loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng cân bằng, chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất mà cơ thể con cần. Nó rất dồi dào canxi, DHA, có lợi cho sự phát triển trí não và chiều cao của bé.

Đôi khi chế độ ăn bổ sung của trẻ không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé. Nhất là với những bé biếng ăn, kén ăn thì việc cắt giảm sữa sớm sẽ khiến con bị thiếu hụt dinh dưỡng.

2. Bỉm

Bỉm là vật dụng ngốn khoản t.iền đáng kể của các bậc phụ huynh. Nhiều người nghĩ, bỉm không phải là vật dụng bắt buộc mà bé phải có, vì họ hoàn toàn có thể xi tè con. Vì thế, nhiều gia đình do điều kiện kinh tế đã bỏ bỉm của bé từ rất sớm, dành kinh phí cho các nhu cầu khác cấp bách và cần thiết hơn.

Nhưng theo tiến sĩ, bác sĩ Tiết niệu T.rẻ e.m Steve Hodges (Hoa Kỳ), trong các nghiên cứu của ông cho thấy, trẻ được tập xi tè trước khi lên 2 sẽ có khả năng tè dầm (vào ban ngày) cao gấp 3 lần trẻ được tập xi tè trong độ t.uổi từ 2 đến 3. Thậm chí, theo ông, theo các kết quả X-quang được thực hiện tại Bệnh viện Wake Foreset, 90% trẻđược tập ngồi bô sớm có vấn đề về táo bón. Với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, việc xi tè còn làm ảnh hưởng xấu đến cột sống bé.

Theo các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ hoàn toànkhông cầnphải xi tè cho con khi conchưa được 3 t.uổi . Lý do là bởi dưới độ t.uổi này, bàng quang của bé vẫn đang phát triển để hoàn chỉnh. Bàng quang trẻ sẽ phát triển khỏe và nhanh khi được tích đầy nước tiểu rồi xả rỗng một cách tự do, tức là để bé tè theo nhu cầu. Còn việc tập xi tè cho bé sẽ ngăn bàng quang đầy-rỗng tự nhiên, không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Theo ông, độ t.uổi tốt nhất để tập đi vệ sinh cho trẻ chính là khoảng từ 3 t.uổi . Lúc này, trẻ đã có nhận thức, biết nói những điều mình cần, biết gọi bố mẹ khi có vấn đề. Bạn đã có thể tập cho con gọi người lớn khi bản thân bé cảm thấy mình có nhu cầu tiểu tiện, đại tiện.

3. Đồ chơi

Đồ chơi sẽ chuyển dời sự hứng thú của con khỏi các thiết bị điện tử! (Ảnh minh họa)

Đ.ứa t.rẻ nào cũng thích đồ chơi cả. Chúng càng không thể ngồi yên một chỗ mà không có gì đó để nghịch và tìm hiểu. Nếu cha mẹ tiết kiệm t.iền, không mua đồ chơi cho con thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng bé nhằng nhẵng theo người lớn đòi xem tivi, điện thoại.

Chính vì thế cha mẹ đừng quá tiết kiệm trong khoản mua đồ chơi cho con nhé. Các loại đồ chơi vận động sẽ giúp con rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt của các cơ quan vận động. Những món đồ chơi mang tính “học mà chơi, chơi mà học” thì giúp con rèn luyện trí óc và các kỹ năng học tập. Một lợi ích thiết thực không thể bỏ qua nữa là, đồ chơi chắc chắn còn chuyển dời sự hứng thú của con khỏi các thiết bị điện tử!

4. Xe đẩy

Khi trẻ mới biết đi, bé không thể đi bộ được lâu vì dễ mỏi chân. Thời điểm cha mẹ đưa con ra ngoài chơi mà bé đòi bế, chắc hẳn bạn cũng mệt mỏi, không thể bế bé khư khư trên tay thời gian dài. Trong tình huống đó, bạn càng không thể bắt con tiếp tục cố gắng đi bộ. Vì sức lực của trẻ còn yếu ớt, hệ xương vẫn non nớt nên việc đi bộ lâu gây ảnh hưởng không tốt cho bé.

Lúc này, xe đẩy chính là công cục đắc lực cứu cánh bạn khỏi mệt nhọc và con được thoải mái, vui vẻ. Do đó, cha mẹ chớ nên loại bỏ sớm xe đẩy ra khỏi danh sách đồ dùng của con nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *