Thiếu m.áu não thoáng qua làm sao phân biệt với bệnh lý khác?

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, chỉ kéo dài vài phút, thường được xem là một dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ trong tương lai.

Vậy làm sao để nhận biết được cơn thiếu m.áu não thoáng qua và phân biệt với các bệnh lý khác ?

Cần cảnh giác với cơn thiếu m.áu não thoáng qua

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua là tình trạng mạch m.áu đến não bị tắc nghẽn tạm thời gây ra triệu chứng khá giống với đột quỵ nhưng không gây ra nhồi m.áu cấp tính hoặc tổn thương vĩnh viễn. Các triệu chứng này chỉ kéo dài từ vài phút, vài giờ và không bao giờ quá 24 giờ.

Vì vậy cơn thiếu m.áu não thoáng qua còn được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ, nó thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai.

Nguyên nhân cơ bản gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường là do tình trạng xơ vữa trong động mạch hoặc một nhánh cung cấp m.áu cho não, dẫn đến giảm lưu lượng m.áu qua động mạch hoặc tạo điều kiện hình thành cục m.áu đông. Cục m.áu đông hình thành từ một vị trí khác trong cơ thể (ví dụ như tim) rồi di chuyển đến mạch m.áu cung cấp m.áu cho não cũng có thể gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua.

Biểu hiện thiếu m.áu não thoáng qua

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng có thể khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng theo nghiên cứu có đến 1/3 số người đã thực sự bị đột quỵ trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Đây được xem là một yếu tố cảnh báo đột quỵ cần lưu ý với 3-4% nguy cơ hàng năm, 11% nguy cơ trong 7 ngày sau cơn thiếu m.áu não thoáng qua và 24-29% nguy cơ trong 5 năm tiếp theo. Trong số những bệnh nhân được cấp cứu đột quỵ thiếu m.áu cục bộ, có 7% đến 40% trường hợp báo cáo đã bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đó.

Nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn bằng cách lưu ý các dấu hiệu của cơn thiếu m.áu não thoáng qua và điều trị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

Nếu trước đây đã từng bị đột quỵ, hãy chú ý cẩn thận đến các dấu hiệu của cơn thiếu m.áu não thoáng qua, vì chúng có thể báo hiệu một cơn đột quỵ thứ hai có thể xảy ra trong tương lai.

Nhận biết và phân biệt cơn thiếu m.áu não thoáng qua

Các triệu chứng của cơn thiếu m.áu não thoáng qua xảy ra đột ngột và hầu hết biến mất trong vòng một giờ, hiếm khi các triệu chứng kéo dài đến 24 giờ. Các triệu chứng giống với các dấu hiệu sớm trong một cơn đột quỵ, cụ thể:

– Người bệnh yếu, tê hoặc liệt ở một bên cơ thể.

– Lú lẫn, khó nói hoặc khó hiểu người khác đang nói gì.

– Nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

– Chóng mặt.

– Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

– Mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp cơ thể

Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân cảnh giác với thiếu m.áu não thoáng qua

Tuy nhiên, một người có thể bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua nhiều lần với các triệu chứng giống hoặc khác nhau. Chính vì vậy, cơn thiếu m.áu não thoáng qua cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng: đột quỵ, bóc tách động mạch cảnh, viêm màng não, viêm màng não mô cầu, đa xơ cứng, xuất huyết dưới nhện, ngất.

Để nhận biết phân biệt chính xác tình trạng thiếu m.áu não thoáng qua chúng ta cần phải đi đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám, đ.ánh giá kỹ càng.

Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta có thể phân loại ban đầu. Ví dụ khi chỉ xảy ra một triệu chứng đơn độc thì không phải đó là đột quỵ. Nếu như triệu chứng đó là chóng mặt, đối với những ai tìm được nguyên nhân gây chóng mặt, ví dụ say tàu xe, uống rượu bia quá nhiều, mất ngủ nhiều… sẽ dẫn đến rối loạn chức năng thăng bằng làm cho chúng ta chóng mặt. Đây chỉ là chóng mặt đơn thuần thôi, bệnh nhân nên nằm nghỉ.

Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo buồn nôn. Khi ta nhắm mắt lại sẽ cảm thấy đỡ còn nếu mở mắt ra thì chúng ta thấy căn nhà xoay tròn, kèm nôn mửa nhiều, đó là triệu chứng của rối loạn t.iền đình.

Rất nhiều bệnh nhân cũng ngộ nhận trường hợp thiếu m.áu não thoáng qua hay đột quỵ nhẹ là rối loạn t.iền đình. Do đó, nôn ói (không yếu tay chân, nói đơ, mất cảm giác nửa người) chính là rối loạn t.iền đình đơn thuần. Nhưng nếu như chóng mặt, nôn ói kèm theo tê yếu tay chân, nói đớ, mặt méo thì không phải rối loạn t.iền đình, đó là hiện tượng đột quỵ đáng quan tâm, chúng ta cần đưa người đó đi bệnh viện ngay.

Làm rớt đồ chưa chắc đã là triệu chứng thiếu m.áu não. Hiện tượng rớt đồ đạc có thể xảy ra trong lúc chúng ta đang quá tập trung vào việc khác cùng lúc nên bị lơ là việc cầm nắm. Do đó, cần xem kỹ việc làm rớt đồ có kèm yếu tay chân, yếu nửa người, nói khó… hay không thì mới xác định đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Cần làm gì khi bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua?

Mặc dù các triệu chứng của cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể biến mất sau đó, nhưng khó có thể phân biệt được các triệu chứng trên là cơn thiếu m.áu não thoáng qua hay đột quỵ. Do đó, điều quan trọng là không nên chờ đợi, mà cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào.

Nếu vừa bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua hoặc đã bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đó nhưng chưa được đ.ánh giá y tế thì cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa các biến cố sức khỏe trong tương lai.

Tùy vào nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Bao gồm điều trị nội khoa, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ; can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Đối với các vấn đề sức khỏe là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, bệnh động mạch cảnh, bệnh tim… cần tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt.

Ngoài ra, việc thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bao gồm không hút thuốc, hạn chế rượu bia, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Lạng Sơn: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não mô cầu

Sáng 15/12, đại diện Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa cấp cứu, điều trị thành công cho một bệnh nhân 16 t.uổi nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm do mắc viêm não mô cầu.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch và có thể gây t.ử v.ong cho người bệnh trong vòng 24 giờ nếu không được xử lý kịp thời.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn theo dõi, điều trị bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu.

Trước đó, ngày 7/12, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận một bệnh nhân 16 t.uổi là học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trú tại thôn Nặm Rạt, xã Tân Đoàn (Văn Quan) nhập viện với các triệu chứng điển hình của viêm màng não do não mô cầu như: sốt cao liên tục xen lẫn ngủ gà, đau đầu, nôn, xuất hiện ban xuất huyết ở trên người, tập trung nhiều từng mảng ở đùi, bụng; ban xuất huyết có màu đen, biểu hiện của hoại tử, nhiễm khuẩn huyết do nhiễm não mô cầu.

Theo thông tin từ người nhà, ban đầu, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được nhân viên y tế nhà trường cho uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.

Gia đình và nhà trường đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Văn Quan. Trung tâm Y tế huyện Văn Quan khám và điều trị bệnh không tiến triển, có dấu hiệu nặng hơn, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/theo dõi viêm màng não do não mô cầu và chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cách ly, điều trị.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với não mô cầu, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh, chống phù não, thực hiện chọc dò tủy sống. Đến nay, sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn.

Ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Lạng Sơn) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra và giám sát xử lý nguồn bệnh, khử khuẩn lớp học, phòng ngủ, lập danh sách những người tiếp xúc gần 1 mét trong vòng 1 tuần và cho uống kháng sinh dự phòng.

Đến nay, địa phương chưa phát hiện thêm ca bệnh mới, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục theo dõi ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư y tế để xử lý kịp thời các tình huống dịch theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *