Sau khi Thủ tướng yêu cầu nơi áp dụng Chỉ thị 16 không tổ chức hiến m.áu, TP.HCM sẽ tạm ngưng tổ chức hiến m.áu lưu động tại khu dân cư và tập trung vận động 4 nhóm đối tượng.
Tổ chức hiến m.áu nhân đạo thế nào trong điều kiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là vấn đề được ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo sáng 10/8.
Ông Sơn cho biết kể từ tháng 5 đến nay, đặc biệt là tháng 7 và 8, công tác vận động hiến m.áu và tiếp nhận m.áu gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Hàng hoạt điểm hiến m.áu tại các địa phương phải hủy. Người dân ngại dịch bệnh nên không đến hiến m.áu.
Từ đó dẫn tới lượng m.áu tiếp nhận tập trung tại các điểm hiến m.áu cố định như Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học, Trung tâm Hiến m.áu Nhân đạo TP, và Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục thiếu. Đỉnh điểm, lượng dự trữ m.áu trong tháng 8 tại ngân hàng m.áu thiếu 8.000-12.000 túi; trong đó, nhóm m.áu O thiếu trầm trọng, sau đó là nhóm m.áu A.
Do đó, ngày 4/8, UBND TP.HCM đã ban hành công văn tổ chức vận động hiến m.áu nhân đạo. Tuy nhiên, ngày 6/8, Văn phòng Chính phủ lại có văn bản truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng về việc chưa tổ chức hiến m.áu tình nguyện tại địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16.
Lượng m.áu dự trữ tại TP.HCM nhiều lúc gần như chạm đáy. Ảnh: Phạm Ngôn.
Ông Sơn cho biết quyết tâm của thành phố là không để thiếu m.áu cấp cứu cũng như thiếu oxy điều trị cho người mắc Covid-19. Do đó, để tuân thủ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng mà vẫn đảm bảo số m.áu cho cấp cứu, thành phố có 2 giải pháp.
Thứ nhất, thành phố tạm ngưng tổ chức hiến m.áu lưu động tại khu dân cư ở các quận, huyện, TP Thủ Đức. Trong khi đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh vận động hiến m.áu với 4 nhóm đối tượng theo công văn trước đó. Công tác hiến m.áu phải đảm bảo bộ tiêu chí an toàn về hiến m.áu vừa được Sở Y tế ban hành hôm 9/8.
4 nhóm đối tượng được vận động:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thành phố. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, chính trị xã hội thành phố. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tập trung của thành phố. Người lao động làm việc tại một số doanh nghiệp đông công nhân và đang thực hiện phương thức “vừa cách ly, vừa sản xuất”.
Thứ hai, thành phố tiếp tục duy trì câu lạc bộ “M.áu hiếm” và câu lạc bộ “Ngân hàng m.áu sống”.
Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ ban hành ngay phần mềm riêng cho người hiến m.áu và các bộ phận hiến m.áu trên nền tảng website giotmauvang.vn, dự kiến sẽ ra mắt trong tuần sau.
Ông Sơn cho biết chỉ tiêu lượng m.áu TP.HCM được Trung ương giao chiếm 1/6 cả nước, cụ thể trong năm nay là 220.000 túi m.áu. Tuy nhiên, đến nay, TP mới chỉ đạt được 45% chỉ tiêu này.
Nghịch lý là lượng m.áu phải cung cấp đúng nhu cầu của đơn vị tiếp nhận m.áu nên không thể lấy hơn, không thể để thiếu. M.áu chỉ có thể lưu trữ trong 30-45 ngày, không thể lâu hơn. Do đó, ngân hàng m.áu phải điều tiết lượng m.áu dự trữ trong khoảng 5.000-6.000 túi m.áu. Ông Sơn chia sẻ đây là một trong những khó khăn của ngành y tế trong công tác tiếp nhận m.áu.
Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị m.áu chi viện TP.HCM
1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho m.áu của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy đã nhận được m.áu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị m.áu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).
Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến m.áu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị m.áu. Nếu không được bổ sung, lượng m.áu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.
Ngay sau trao đổi ngắn với Giám đốc Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy và Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Viện Huyết học-Truyền m.áu Trung ương đã lập tức lên kế hoạch, phương án vận chuyển 1.000 đơn vị m.áu tới Bệnh viện Chợ Rẫy dù số m.áu dự trữ tại Viện cũng đang rất hạn chế.
“Vài ngày qua, sau kêu gọi, lượng người hiến m.áu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng lên. Khi vẫn có thể tiếp nhận m.áu, chúng tôi nghĩ cần phải làm gì đó để góp sức cùng miền Nam chống dịch. Nếu không giúp đỡ thì chỉ trong vài ngày nữa sẽ không còn đơn vị m.áu nào phục vụ nhu cầu điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 nặng”, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương chia sẻ.
1.000 đơn vị khối hồng cầu được đóng thùng cẩn thận, đảm bảo điều kiện nhiệt độ bên trong thùng trước khi chuyển tới sân bay Nội Bài
Các trung tâm Truyền m.áu trên cả nước đang lần đầu tiên đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng, dù trước đó tình trạng khan hiếm m.áu đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020.
Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến m.áu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Cần Thơ…, lượng m.áu tiếp nhận giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng m.áu tại các bệnh viện tuyến Trung ương lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm m.áu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50-70% nhu cầu m.áu (cả nhóm m.áu và chế phẩm tiểu cầu).
TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy cho biết, lượng m.áu dự trữ tại Trung tâm giảm mạnh, nhiều thời đ.iểm gần chạm đáy.
“Chúng tôi không thể tiếp nhận m.áu lưu động, chỉ còn cách kêu gọi người dân trực tiếp đến Trung tâm hiến. Tuy nhiên, thành phố siết chặt Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường cũng làm cho công tác tiếp nhận m.áu từ cộng đồng thêm nhiều thử thách”, bác sĩ nói
Tình trạng khan hiếm m.áu tại Bệnh viện Truyền m.áu – Huyết học TP.HCM cũng tương tự khi có ngày chỉ đón tiếp 30 – 50 người đến hiến m.áu. Trong khi đó, mỗi ngày, Bệnh viện phải cung cấp 300 đơn vị. Lượng m.áu tiếp nhận chỉ đủ 1/10 lượng m.áu cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố.