Thiếu niên bị rắn lục đuôi đỏ cắn 4 lần

Gia Huy 15 t.uổi, quê Cần Thơ bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang cắt cỏ. Em hoảng hốt, vô tình giẫm lên con rắn nên bị tấn công thêm ba lần nữa.

Khi về nhà, bàn chân trái sưng tấy, em được bố đưa đi đắp thuốc ở thầy lang, sau đó chân hoại tử.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi được bệnh viện địa phương chuyển tới tuần trước với vết thương hoại tử, xuất huyết, sưng nề, nổi bóng nước n.hiễm t.rùng. Vết thương có dấu hiệu xuất huyết cơ lan rộng lên cả đùi trái.

Các bác sĩ điều trị khẩn bằng kháng nọc rắn, kháng sinh phổ rộng khống chế n.hiễm t.rùng, bồi hoàn m.áu và huyết thanh điều chỉnh rối loạn đông m.áu nặng nề do nộc độc gây ra.

Bé được áp dụng liệu pháp chăm sóc vết thương vô trùng, theo dõi sát cử động và tưới m.áu chi, bảo tồn tối đa cho chức năng vận động lẫn thẩm mỹ cho đôi chân.

Ngày 30/4, vết thương tiến triển tốt, lành nhanh, khô và sạch. Bệnh nhi hồi phục tốt.

Ngày 30/4, bé Huy hồi phục tốt sau một tuần điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lưu ý phụ huynh rằng khi trẻ bị rắn cắn, cần cho trẻ nằm bất động và trấn an. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng. Băng thun hoặc vải sạch phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.

Bác sĩ Tiến cũng khuyến cáo phụ huynh không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc. Không đắp lá cây lên vết thương vì có thể gây hoại tử n.hiễm t.rùng.

B.é t.rai nguy kịch do rắn lục cắn

Sau khi bị rắn lục cắn vào chân, b.é t.rai rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu nguy hiểm.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé Nhân (10 t.uổi, quê Bến Tre) vừa được các bác sĩ đơn vị này cấp cứu, hồi sức qua khỏi tình trạng nguy kịch do rắn độc cắn.

Trước đó, ngày 19/4, bé Nhân đang chơi sau nhà thì bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, m.áu cháy từng dòng không cầm được. Gia đình nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.

Bé Nhân được bác sĩ chăm sóc trong thời gian nằm viện. Ảnh: Phương Vũ.

“Ê-kíp Hồi sức cấp cứu đã căng thẳng suốt đêm để tập trung hồi sức cho bé. Bệnh nhi được truyền huyết thanh giải độc và huyết tương để điều chỉnh rối loạn đông máu”, bác sĩ Vũ cho biết.

Sau khi một ngày hồi sức, bé qua cơn nguy kịch và lấy lại dần khả năng vận động ở chân trái.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết đơn vị này thường xuyên tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ bị rắn độc cắn. Trong đó, phổ biến nhất là ca bệnh do rắn lục tre, lục đuôi đỏ cắn.

Bộ Y tế cho biết theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có 19 loài rắn lục được phát hiện, trong đó, rắn lục tre phổ biến trên cả nước, khô mộc phổ biến ở miền Bắc và choàm quạp phổ biến ở miền Nam.

Trong nọc rắn lục chứa men tiêu hủy protein, do đó, nạn nhân thường rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu, hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây giảm tiểu cầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể t.ử v.ong.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý phát quang bờ cây, bụi rậm, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn.

Trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Sau 24-48 giờ gặp nạn, việc điều trị cho nạn nhân rất khó khăn hoặc không hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *