Thiếu vitamin D có thể khiến t.uổi thọ ngắn hơn?

Những người mà lượng vitamin D trong cơ thể thấp có thể t.uổi thọ ngắn hơn so với những người có mức độ phù hợp, theo HealthDay.

Shutterstock

Theo dõi hơn 78.000 người Áo qua 20 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người có lượng vitamin D thấp trong m.áu thì nguy cơ t.ử v.ong cao gần gấp 3 lần, so với những người có mức độ phù hợp. Các nhà khoa học cho rằng, nồng độ vitamin D có liên quan rõ ràng nhất với t.ử v.ong do biến chứng tiểu đường.

Theo các nhà khoa học, có những lý do chính đáng xác định nồng độ vitamin D liên quan đặc biệt đến bệnh tiểu đường vì vitamin hoạt động như một hormone trong cơ thể, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Điều đó có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1. Vitamin D cũng quan trọng đối với các tế bào sản xuất insulin và đối với sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Điều đó có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Với các kết quả trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người lớn cần nhận được 1.500 – 2.000 IU vitamin D mỗi ngày, trong khi t.rẻ e.m và thanh thiếu niên cần nhận được 600 – 1.000 IU vitamin D mỗi ngày.

Theo Thanh niên

Sa sút trí tuệ: Thảm họa về sức khỏe trong thế kỷ 21

Cùng với t.uổi thọ ngày càng tăng, người cao t.uổi đang phải đối mặt với nhiều bệnh lý đặc trưng như: Thoái hóa thần kinh, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ…

Đáng lo ngại bệnh lý sa sút trí tuệ chưa được nhận thức đúng đắn, chưa được quan tâm thỏa đáng trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị.

Đây là những chia sẻ của Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh tại Hội thảo quốc gia về sa sút trí tuệ lần thứ II tại Việt Nam do Bệnh viện Lão khoa, Hội Lão khoa Việt Nam và Đại học California Davis tổ chức vào ngày 17/10.

Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh phát biểu tại hội nghị.

Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Già hóa dân số có tác động tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng các quốc gia và đang đặt ra nhiều thách thức với toàn xã hội nói chung và ngành Y tế nói riêng. Đòi hỏi hệ thống y tế cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng tốt nhu cầu dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao t.uổi.

Thách thức quan trọng nhất đối với ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe người cao t.uổi là hệ thống y tế mới chỉ thay đổi với một tốc độ khá chậm trong việc thích ứng với tỷ lệ dân số cao t.uổi dự kiến: Rất ít bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa lão; việc giáo dục, đào tạo lão khoa tại các trường y còn hạn chế; chăm sóc tại cộng đồng còn chưa phát triển và việc chăm sóc tại nhà mới đang manh nha.

Trong khi đó, người cao t.uổi là một đối tượng đặc biệt, với nhiều đặc điểm tâm sinh lý và bệnh lý khác biệt so với người trẻ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao t.uổi đòi hỏi cán bộ y tế phải được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt về lĩnh vực này.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thắng, Chủ tịch Hội lão khoa Việt Nam: Già hoá dân số là một vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay Việt Nam chính thức là một quốc gia “già hóa dân số” tức có tỷ lệ người cao t.uổi lớn hơn hoặc bằng 10%. Hơn thế nữa, theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong giai đoạn từ nay tới năm 2040, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, chính xác Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới.

Cùng với sự gia tăng của t.uổi thọ trung bình, mô hình bệnh tật của nước ta cũng đang thay đổi nhanh chóng. Một mặt Việt Nam vẫn phải đối mặt với bệnh lây truyền, thì mặt khác lại đang phải đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó điển hình là bệnh sa sút trí tuệ – một trong những thảm họa về sức khỏe nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 21.

Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm trí nhớ và các lĩnh vực nhận thức khác, gây nên nhiều rối loạn về hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và chất lượng sống của bệnh nhân.

Hiện tại trên thế giới có 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ. Cứ sau 3 giây lại có một người mắc sa sút trí tuệ. Dự báo tới năm 2050 trên thế giới sẽ có 152 triệu người mắc căn bệnh này.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 4,6% người cao t.uổi tại cộng đồng mắc sa sút trí tuệ. Đáng chú ý là tỷ lệ bệnh tăng nhanh theo t.uổi. Cứ sau 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Để đáp ứng những thách thức mới do sa sút trí tuệ gây nên, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã đưa ra một số giải pháp như: Thành lập Đơn vị nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, thành lập Khoa bệnh Alzheimer, triển khai các chương trình quản lý bệnh nhân sa sút trí tuệ ngoại trú. Tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức về sa sút trí tuệ cho tuyến dưới…

Mặc dù vậy, nhìn chung nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này còn nhiều hạn chế, đa phần coi đây là biểu hiện không thể tránh khỏi của t.uổi già. Năng lực của y tế cơ sở trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sa sút trí tuệ chưa đáp ứng được nhu cầu. Vấn đề chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng như hỗ trợ người chăm sóc cũng là thách thức lớnđối với hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.

Ý thức được tầm quan trọng của sa sút trí tuệ lên sức khỏe cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra “kế hoạch hành động toàn cầu về sa sút trí tuệ 2017 – 2025”. Trong đó đưa ra nhiều lĩnh vực hành động như: Sa sút trí tuệ như một vấn đề ưu tiên trong sức khỏe cộng đồng; Hiểu biết và thân thiện với sa sút trí tuệ; giảm nguy cơ sa sút trí tuệ… Đây là một văn kiện quan trọng giúp các quốc gia xây dựng các kế hoạch hành động phòng chống sa sút trí tuệ của riêng mình.

Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, xây dựng chiến lược phòng chống bệnh sa sút trí tuệ có hệ thống có sự tham gia của nhiều ban ngành liên quan, hệ thống y tế, hệ thống công tác xã hội, hệ thống phúc lợi… để đảm bảo người cao t.uổi có một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn là hết sức quan trọng và cần thiết.

Minh Khuê

Theo laodongthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *