Thoát c.hết sau nhiều lần ngưng tim

Người đàn ông 56 t.uổi đột ngột đau ngực rồi ngưng tim, ngưng thở do nhồi m.áu cơ tim cấp.

Sau 10 phút được hồi sinh tim phổi tại bệnh viện địa phương, tim của ông đ.ập trở lại. Do dịch bệnh, gia đình không đồng ý chuyển ông lên bệnh viện tuyến trên điều trị. Một ngày sau, bệnh nhân tiên lượng xấu hơn, ngưng tim, mạch chậm. Bệnh viện địa phương vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Xuyên Á, ngày 13/8. Trên đường chuyển viện, ông ngưng tim nhiều lần, đội cấp cứu đi cùng phải ép tim ngoài lồng ngực liên tục, cố gắng duy trì nhịp tim yếu ớt cho bệnh nhân.

Ê kíp cấp cứu, can thiệp tim mạch Bệnh viện Xuyên Á chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị. Khi đến nơi, bệnh nhân đã hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp khó đo và mạch khó bắt. Các bác sĩ không bỏ cuộc, tiếp tục duy trì thực hiện hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, sốc điện, sử dụng thuốc vận mạch…

“Bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim có biến chứng ngưng tim, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Đã nhiều lúc chúng tôi tưởng chừng bệnh nhân không qua khỏi”, bác sĩ Trần Tấn Việt, trưởng khoa Can thiệp Tim mạch kể lại, ngày 27/8.

Sau gần 40 phút hồi sức, bệnh nhân có nhịp tim và các dấu hiệu sống trở lại. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm can thiệp tim mạch để tiến hành can thiệp cấp cứu, với tinh thần “tăng thêm phần sống nào hay phần đó”.

Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành phải. Đây chính là nguyên nhân gây nhồi m.áu cơ tim, ngưng tim. Các bác sĩ đã đặt một stent tái thông đoạn mạch vành bị tắc.

Qua hai tuần điều trị tích cực, hiện bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi não sau ngưng tim. Dự kiến ông có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Hình ảnh nhánh động mạch vành phải bị tắc (bên trái) và sau khi được tái thông hoàn toàn (bên phải). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thanh niên 26 t.uổi thoát ‘lưỡi hái tử thần’ từ cõi c.hết trở về

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Ngày 13-4, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết nơi đây vừa cứu sống một bệnh nhân nguy kịch bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Bệnh nhân là NAT (26 t.uổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) được Cấp cứu 115 chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện E trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Ngay khi tiếp nhận, bệnh viện kích hoạt báo động đỏ tập trung cấp cứu bệnh nhân. Bác sĩ Khoa Cấp cứu nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, khôi phục nhịp tim nhưng bệnh nhân vẫn rơi vào tình trạng hôn mê sâu, phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao để duy trì nhịp tim, huyết áp.


Bệnh nhân có hơn 1 tháng điều trị tại bệnh viện E để trở về cuộc sống bình thường. ẢNH: BVCC

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Trung tâm Tim mạch và Khoa Hồi sức tích cực – chống độc đã đưa ra phương án: vừa phải áp dụng các biện pháp hồi sức cứu sống vừa phải giảm tối đa để lại di chứng tổn thương não nặng nề cho bệnh nhân.

Sau khi tiến hành can thiệp các biện pháp hồi sức tích cực và quy trình 24 giờ hạ thân nhiệt chỉ huy, bệnh nhân đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, đồng tử co nhỏ, có phản xạ rõ.

Sau ngày thứ 5 điều trị, bệnh nhân đã có các phản xạ cựa chân tay khi kích thích đau, huyết áp gần như ổn định. Sau ngày thứ 7, bệnh nhân đã mở mắt theo y lệnh.

Đến nay, sau hơn 1 tháng điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động, tự ăn uống và đi lại được.

Đáng chú ý, trong thời gian bệnh nhân hồi phục, các bác sĩ phát hiện tim bệnh nhân có các sóng tái khử cực (sóng J), nghi ngờ bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng tái khử cực sớm (ERS) – là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ. Để điều trị và dự phòng triệt để, bệnh nhân đã được các bác sĩ cấy thành công máy khử rung tự động phòng chống đột tử (ICD).

Theo BS CKII Vũ Hải Vinh – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện E, ngừng tim là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau. Dù cấp cứu thành công nhưng với những bệnh nhân bị ngừng tim ngoại viện thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10%. Nhiều bệnh nhân sống sót có di chứng thần kinh nặng nề do sau ngừng tuần hoàn sẽ tổn thương não, tổn thương tim và các phản ứng viêm có hại khác…

Kỹ thuật hạ thân nhiệt mục tiêu là để cứu sống bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn, giúp kiểm soát thân nhiệt người bệnh ở mức 32-36 độ C trong vòng 24 giờ – 72 giờ sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công. Kỹ thuật này được nghiên cứu và đưa vào phác đồ cấp cứu ở nhiều nước trên thế giới giúp hạn chế các tổn thương tế bào não và cải thiện kết cục thần kinh.

“Thời gian vàng để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau 6 giờ thì hiệu quả sẽ không như mong muốn” – ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên – Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *