Thoát cảnh ngồi xe lăn sau tiêm tế bào gốc

Ông Phan Dũng 67 t.uổi, từ Mỹ về TP HCM, phải ngồi xe lăn sau 5 năm thoái hóa khớp gối.

Bác sĩ Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện DNA chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3. Lớp sụn khớp đã bị tổn thương nhiều, gai xương xuất hiện làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng vận động.

Để phục hồi sụn khớp bị hư tổn, bác sĩ Huỳnh thiết kế liệu trình tiêm tế bào gốc ba lần. “Do tế bào gốc tự thân của người cao t.uổi đã già cỗi nên ông Dũng được điều trị bằng nguồn tế bào từ Nhật Bản”, bác sĩ Huỳnh phân tích.

Sau khi tiêm mũi thứ nhất cách đây 9 tháng, ông Dũng trở về Mỹ, thấy triệu chứng đau chưa giảm đáng kể. Từ tháng thứ hai, cơn đau giảm dần, ông ngủ ngon hơn. “Trước đây mỗi khi thức dậy, muốn lấy đồ vật nào tôi phải nghiêng người cử động nhẹ nhàng, không dám làm mạnh vì rất đau”, ông Dũng nói.

Cảm thấy hồi phục khoảng 40%, tháng 9 ông Dũng về Việt Nam để tiêm lần hai. Lần này ông không phải ngồi xe lăn, đi đứng thoải mái, đỡ đau nhức, lên xuống cầu thang bình thường. Dự kiến đầu năm 2020 ông sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ ba. “Lúc trước các bác sĩ từng chỉ định phẫu thuật tháo khớp gối, uống thuốc giảm đau hoài không có tác dụng”, ông Dũng nhớ lại.

Ông Dũng hồi phục tốt, đi đứng khỏe mạnh sau 2 lần tiêm tế bào gốc điều trị. Ảnh: Mỹ Anh .

Theo bác sĩ Huỳnh, tế bào gốc khi vào cơ thể sẽ biệt hóa thành nhiều tế bào khác để thay thế các tế bào bị mất đi do lão hóa hoặc tổn thương. Với bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp, tế bào gốc sẽ biến thành tế bào sinh sụn làm đầy lại vị trí khớp hư tổn, có thể điều trị các bệnh đau thần kinh tọa, tê bì tay chân, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau lưng, viêm khớp.

Mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình điều trị riêng. Nguồn tế bào gốc tại bệnh viện gồm ba loại từ m.áu, từ mô mỡ tự thân và nguồn nhập từ Nhật Bản. Tế bào gốc tự thân được nuôi cấy, tách chiết từ chính tế bào của người bệnh nên có độ an toàn, tương thích cao.

Sau khi tiêm tế bào, cơ thể sẽ xuất hiện tác động của tế bào lên hệ miễn dịch. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Bệnh nhân nên ăn thức ăn nấu chín, tập luyện thể dục nhẹ như yoga, đi bộ, tập vật lý trị liệu sau 7-10 ngày tiêm, ngủ đủ giấc…

Mỹ Lê

Theo VNE

Phương pháp mới giúp giảm đau do viêm khớp: Chỉ 10 phút đi bộ nhanh mỗi ngày

Nghiên cứu mới nhất khuyến nghị đi bộ nhanh chỉ 10 phút mỗi ngày có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đau của viêm xương khớp, theo Research News.

ShutterStock

Viêm xương khớp là căn bệnh mạn tính gây đau đớn và hạn chế cử động của người bệnh.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy một điều nghịch lý là nếu muốn kiểm soát các triệu chứng viêm xương khớp, cần phải di chuyển nhiều hơn.

Theo nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ, đi bộ nhanh chỉ 10 phút mỗi ngày hoặc 1 giờ mỗi tuần có thể giúp những người bị viêm xương khớp kiềm hãm các triệu chứng và duy trì khả năng đi lại bình thường.

Đến 45% bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị đau đầu gối suốt đời và chỉ có 1 trong 10 bệnh nhân viêm xương khớp gối có thể hoạt động thể chất.

Các khớp được bao phủ bởi lớp sụn, như một lớp đệm giữa xương. Viêm xương khớp xảy ra khi lớp sụn bị thoái hóa dẫn đến đau, sưng khi di chuyển.

Để tìm hiểu cường độ hoạt động thể chất phù hợp nhất giúp bệnh nhân có thể đi lại bình thường, các nhà nghiên cứu từ tổ chức Sáng kiến Hỗ trợ Viêm Xương khớp Quốc gia (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ hơn 1.500 người trưởng thành trong vòng 4 năm.

Những người tham gia có độ t.uổi từ 49 đến 83, với 56% là nữ và 38% bị thừa cân.

Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia đều có triệu chứng đau, nhức hoặc co cứng ở khớp dưới do viêm xương khớp, nhưng họ vẫn có thể đi lại bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động thể chất của những người tham gia qua các gia tốc kế, và đ.ánh giá khả năng đi lại của người tham gia 3 lần: vào lúc bắt đầu nghiên cứu, ở năm thứ 2 và ở năm thứ 4 khi kết thúc nghiên cứu.

Kết quả đã phát hiện ra rằng những người tham gia hoạt động thể chất vừa phải đến tăng cường chỉ 10 phút mỗi ngày hoặc 1 giờ mỗi tuần, có thể đi lại tốt và giảm nguy cơ khuyết tật gần 45%.

Việc tập thể dục 1 giờ mỗi tuần cũng giúp giảm 85% nguy cơ hạn chế vận động như đi bộ quá chậm, dưới một mét mỗi giây.

Ankit Bansal, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Johns Hopkins Medicine ở Baltimore, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Trong số những bệnh nhân đau khớp mà tôi đã gặp, những người di chuyển nhiều nhất là những người ít đau đớn nhất”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp người lớn t.uổi hiểu rằng tích cực vận động có thể mang lại cho họ những lợi ích thực sự. Ngoài ra, sức khỏe người bệnh cũng được cải thiện khi họ tập thể dục nhiều hơn.

Bệnh nhân cần tuân theo cường độ tập chậm nhưng đều đặn để giúp họ kiểm soát các triệu chứng viêm xương khớp, bác sĩ Dunlop khuyên.

Hầu hết bệnh nhân cảm thấy càng đau khi đi lại, nhưng di chuyển thực sự có lợi cho bệnh nhân viêm xương khớp, bác sĩ Bansal khẳng định.

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Dorothy Dunlop, tại Đại học Y Feinberg, Chicago (Mỹ), cho biết: Mặc dù hầu hết bệnh nhân viêm khớp thường không muốn di chuyển, nhưng hoạt động thể chất trong 10 phút mỗi ngày là hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra, vận động trong thời gian ngắn có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe.

Tác giả nghiên cứu hy vọng rằng thông tin này có thể khuyến khích những người bị viêm xương khớp tập đi lại nhiều hơn.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *